LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 26

là sự lìa bỏ theo ý nghĩa của đạo Phật. Đó chỉ là sự sân si của ta, sự ô nhiễm, sự
không lành trong tâm cứ tăng lên. “Tôi ngán tận cổ cái nhà này rồi. Tôi sẽ từ tất
cả và bỏ đi”. Đó chỉ là cái tâm sân giận, không lành và ô nhiễm. Đó không phải là
sự lìa bỏ một cách lành mạnh theo ý nghĩa đạo Phật. Sự lìa bỏ trong đạo Phật là
sự buông bỏ, sự không còn dính chấp vào thứ gì sau khi đã biết nó chỉ là giả tạm,
giả lập, giả danh, không thực, luôn luôn biến đổi.

Một ví dụ khác là tâm từ metta. Chúng ta được dạy tu tập tâm từ, phải yêu

thương mọi người và mọi chúng sinh. Chúng ta luôn tự nhắc mình “Mình không
nên ghét giận mọi người. Mình phải từ bi thương xót với mọi chúng sinh. Thực
vậy, những chúng sinh hữu tình đều rất đáng thương”. Chúng ta bắt đầu có cảm
tình với họ, nhiều cảm tình, rồi lại cuối cùng bị dính vào ái cảm và ràng buộc vào
họ. Hãy cẩn thận. Tâm từ lúc này đã biến thành tâm ái dục và si mê. Đó chỉ là sự
yêu thương bình thường. Đó không phải tâm từ theo đúng Giáo Pháp. Đó là kiểu
tâm từ lẫn lộn với cái ‘ta’ ích kỷ. Chúng ta muốn có gì đó (tình yêu thương, ái
cảm) từ người khác và gọi đó là tâm từ. Đó không phải tâm từ đích thực, vì nó
tạo ra sự dính mắc, sự ràng buộc, và có thể là dục vọng. Tương tự, sự chán bỏ
thông thường là sự chán chường, chán ghét, mệt mỏi, ác cảm, muốn thoát ra khỏi
trạng thái mà mình không thích. Đó là tâm trạng không lành và ô nhiễm. Đó chỉ
là cách gọi cùng tên với chữ “lìa bỏ” theo nghĩa đạo Phật. Đó không phải là sự lìa
bỏ của Đức Phật. Sự lìa bỏ của đạo Phật là sự lìa bỏ mang tính chất “lành thay”,
do mình đã nhìn thấy được mọi sự chỉ là vô thường, giả tạm, và trống không.
(Người chán ghét bỏ nhà ra đi là do tâm sân si, không lành. Người xuất gia để đi
tìm đường tu tập là do đã nhìn thấy lẽ sống là ngắn ngủi và đầy khổ đau bởi mọi
thứ đều là vô thường, giả tạm, chứ không do hờn ghét cha mẹ, anh em hay cái
nhà đó mà bỏ đi tu. Người đi tu không có tâm sân si như vậy. Đó chỉ là sự lìa bỏ
giống như cách Thái tử Tất-đạt-đa đã làm vào cái đêm xuất gia khỏi kinh thành).

Điều này có nghĩa một người đã đi đến chỗ cái tâm đã trống không. Tâm

trống không không còn sự tham chấp hay dính mắc vào mọi thứ. Điều này không
có nghĩa là không có gì, không có người nào hay không có thứ gì trên thế gian
này. Vẫn có, có cái tâm trống không, có người, có những sự vật trên thế gian.
Nhưng trong tâm nhận biết một sự thật, đó là: mọi thứ đều không chắc chắn. Mọi
thứ đều diễn ra theo cách của chúng, theo đường lối tự nhiên của nhiều yếu tố
sinh diệt khác nhau. Mọi sự đều sinh diệt theo cách tự nhiên của nó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.