LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 25

cũng là khổ (bất toại nguyện), và vô ngã. Những thứ vô thường và không bền lâu
thì không chắc chắn và không thực. Không ngoại trừ thứ gì, tất cả đều không
thực. Giống như hòn sắt đỏ rực kia, chỗ nào cũng là nóng cháy, vì vậy ta không
cần thử tìm chỗ không nóng làm gì. (Tất cả mọi thứ đều vô thường và không
thực, không ngoại trừ điều gì. Vậy ta không cần cố đi tìm thứ thường hằng nữa.
Thứ thường hằng duy nhất ở đây là sự vô thường).

Đây không phải là chỗ khó tu tập. Ví dụ, cha mẹ thường cảnh báo con cái

không chơi với lửa “Đừng đụng vào lửa. Nó rất nguy hiểm”. Những đứa con có
thể chưa tin hoặc chưa hiểu lời cha mẹ. Nhưng nếu chúng đụng vô lửa và bị bỏng
cháy, chắc cha mẹ không cần phải cảnh báo hay giải thích về lửa nữa.

Dù tâm có bị hấp dẫn hay mê đắm vào thứ gì, hãy luôn nhắc mình “Điều đó

là không chắc chắn! Nó là vô thường!”. Khi ta nhìn thứ gì, chẳng hạn một cái ly,
thấy nó đẹp, ta đem cất giữ để tránh làm nó bể. Nhưng ta chợt nhớ lại “Chẳng có
gì là chắc chắn”. Ta lại đem nó ra dùng, sau khi uống một hơi, ta đặt xuống bàn.
Bụp. Nó bể.

Nó không bể bữa nay, ngày mai nó cũng bể. Ngày mai nó không bể, ngày

sau nó cũng bể. Thứ gì sẽ đổ bể thì không chắc chắn, ta không nên đặt niềm tin
chấp vào nó (để khỏi bị thất vọng).

Lẽ thật vô thường này chính là Giáo Pháp. Mọi thứ đều không bền chắc,

không có thực, chỉ là giả lập. Chẳng có thứ gì là một thực thể trường tồn. “Chẳng
có gì về chúng là thực cả!”, và chỉ điều này là đúng thực. Bạn có bàn cãi gì về lẽ
thực này không? Điều chắc chắn nhất là: sau khi sinh ra, ta già đi, bệnh, yếu, và
chết. Đây là một thực tại chắc chắn và bất biến. Hãy luôn xem xét thấu suốt mọi
sự với một tiêu chuẩn là “vô thường, không chắc chắn”. Cách xem xét như vậy sẽ
chuyển thành một ‘chuẩn mực thường hằng và chắc chắn’ trong tâm ta, và từ đó
ta không còn mang gánh nặng mọi thứ nữa.

Những vị đệ tử thời Đức Phật đã giác ngộ sự thật vô thường này. Từ sự giác

ngộ lẽ vô thường, họ phát tâm buông bỏ và lìa bỏ đối với mọi thứ. Sự lìa bỏ trong
tiếng Pali là nibbida. Sự chán bỏ, sự lìa bỏ này không phải do sân giận, ghét bỏ.
Nếu do ác cảm, sân giận thì đó không phải đích thực là sự lìa bỏ theo nghĩa đạo
Phật và do đó không thể trở thành một con đường đạo. Nibbida không phải là
kiểu chán bỏ, ghét bỏ theo ý nghĩa thông thường. Ví dụ ta đang sống trong nhà
rồi xích mích người này người nọ, rồi đâm ra chán ghét và bỏ đi. Đó không phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.