LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 327

hay ổn định trong cảm giác yêu thương, ghét bỏ hay thù hận? Không có cảm giác
nào là một thứ bất biến và chắc chắn hết, nó chỉ là những cảm tưởng phát sinh
trong tâm và sau đó tắt đi. Chúng liên tục giả lừa chúng ta, thực ra mọi thứ đều
không có gì chắc chắn. Giống như Phật đã nói, cảm giác bất hạnh khởi sinh trong
chốc lát, sau đó nó cũng biến đi. Khi bất hạnh biến mất thì cảm giác hạnh phúc
khởi sinh, rồi sau đó cũng biến mất. Khi hạnh phúc biến đi, cảm giác bất hạnh lại
khởi sinh... và cứ như vậy. (Vui buồn, sướng khổ, vừa lòng bất mãn, thích chán...
liên tục liên tục trong tâm chúng ta trong suốt thời gian sống).

Rốt cuộc chúng ta có thể nói rằng—ngoài sự khổ của “sinh, sống, già, chết”

ra, chẳng có gì khác. Chỉ như vậy. Sự sống chỉ có như vậy. Nhưng chúng ta là
những kẻ ngu mờ vô minh cứ liên tục chạy theo theo bám víu vào sự “sinh, già,
bệnh chết” đó. Chúng ta chưa nhìn thấy sự thật của nó, đó là nó luôn luôn thay
đổi. Nếu chúng ta chỉ cần hiểu được lẽ thật này thì chúng ta đâu cần phải suy
nghĩ nhiều, và chúng ta có được nhiều trí tuệ. (Nếu hiểu được mọi thứ đều luôn
thay đổi, ta đâu cần phải bực bội, khó ở, bất hạnh ở bất cứ nơi nào). Nếu chúng ta
không hiểu lẽ thật đó, thì chúng ta chỉ liên tục có toàn những suy nghĩ chứ không
có trí tuệ-- và có lẽ chẳng có chút trí tuệ nào cả! Không có trí tuệ gì nếu chúng ta
vẫn chưa nhìn thấy những hậu quả nguy hại từ những hành động sống (nghiệp)
của chúng ta từ trước đến nay. Tương tự, chẳng có trí tuệ gì cho đến khi chúng ta
nhìn thấy những kết quả lợi lạc của việc tu tập và từ đó bắt đầu hướng tâm theo
hướng ‘tốt thiện’.

Nếu chúng ta chặt khúc cây và quăng xuống sông, khúc cây đó không bị

chìm, không bị mục, không bị dạt vào hai bên bờ, mà nó chắc chắn sẽ trôi ra biển.
Sự tu tập của chúng ta có thể so với điều này. Nếu chúng ta tu tập theo lời hướng
dẫn của Đức Phật, tu tập theo đạo một cách chánh thẳng, thì chúng ta có thể vượt
qua hai điều. Hai điều là gì? Đó là hai cực đoan mà Phật đã dạy là không phải
cách của người tu thiền đúng đắn. Hai cực đoan đó là chạy theo dục lạc và dấn
thân vào hành xác khổ hạnh. Hai đó như hai bờ sông. Bên lỡ, bên bồi. Một bên
dòng chảy thích, một bên dòng chảy ghét. Một bên là vui sướng khoái lạc, một
bên là khổ hạnh hành xác. 'Khúc gỗ' là tâm này. Khi nó 'trôi theo dòng sông' nó
‘dạt’ qua bên lỡ bên bồi, nó trải nghiệm sướng và khổ.

Nhưng nếu tâm không dính vướng vào bên sướng hay bên khổ thì nó sẽ đi ra

được 'biển lớn' Niết-bàn. Quý vị nên nhìn ra rằng: chẳng có gì khác ngoài sự khổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.