LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 369

trả lời tất nhiên là có. Tôi mới nói họ: ''Nếu quý vị có sự chánh niệm (sati) trong
khi đang làm việc, thì quý vị có rất nhiều thời gian để tu''.

Thiền tập thì cũng giống như thở. Khi đang làm gì chúng ta thở, khi ngủ

chúng ta thở, khi ngồi chúng ta thở... Vậy tại sao nói mình không có thời gian để
thở? Bởi chúng ta biết hơi thở là quan trọng, nên chúng luôn dành thời gian để
thở. Tương tự vậy, nếu chúng ta biết sự quan trọng của thiền, chúng ta sẽ dành
thời gian để thiền tập.

Các bạn đã từng khổ...? Các bạn đã từng sướng...? Chính ngay chỗ đó là sự

thật, chính chỗ đó là chỗ bạn phải tu tập theo Giáo Pháp. Ai là cái người hạnh
phúc? Tâm hạnh phúc. Ai là cái người khổ? Tâm khổ. Nơi nào có khổ sướng
khởi sinh, chính nơi đó chúng ngừng diệt. Bạn đã nếm trải sự sướng...? Bạn đã
nếm trải sự khổ...? Đó là vấn đề của chúng ta. Nếu chúng ta biết về sự khổ là gì,
nguyên nhân của khổ là gì, sự chấm dứt khổ là như thế nào, và cách dẫn đến sự
chấm dứt khổ đó, thì chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về khổ. Dukkha tạm dịch
là khổ.

70

Có hai loại khổ: khổ thông thường và khổ khác thường. Khổ thường là loại

khổ có sẵn bên trong bản chất của mọi thứ trên đời, mọi thứ hữu vi: đứng là khổ,
ngồi là khổ, nằm là khổ. Đây là bản chất khổ bên trong mọi hiện tượng có điều
kiện, mọi thứ hữu vi. Bản thân Đức Phật cũng nếm trải những thứ khổ loại này,
Phật cũng nếm trải sướng và khổ, và Phật đã nhìn ra chúng là những điều kiện
trong tự nhiên. Phật biết cách chinh phục những cảm giác sướng khổ bình thường
tự nhiên đó bằng cách hiểu rõ bản chất của chúng. Bởi Phật đã hiểu biết rõ về cái
''khổ tất nhiên này'' nên những cảm giác khổ đó không làm Phật khổ sở, khó chịu
hay bực tức nữa.

Loại khổ quan trọng là loại thứ hai, đó là thứ khổ gậm nhấm và xâm vào từ

bên ngoài, đó là loại ''khổ khác thường''. Nếu chúng ta bị bệnh, chúng ta có thể
nhờ bác sĩ tiêm thuốc trị bệnh. Khi kim đâm vào da thì bị đau ít nhiều, đó là chỉ là
sự đau tự nhiên, vì tất nhiên kim đâm là phải đau. Khi rút kim ra thì hết đau. Cảm
giác này giống như loại khổ thông thường, không quá hiểm thâm vào xương vào
tủy, ai cũng bị đau như vậy. Còn cái khổ khác thường là thứ khổ khởi sinh từ cái
gọi là upādāna, đó là khổ vì dính chấp, khổ do nắm giữ, do chấp thủ. Điều này
giống như bị tiêm vào bằng thuốc độc vậy. (Thuốc ngấm vào thân thể đau đớn
hơn nhiều so với cái đau của mũi kim chích vào da). Đó không còn là thứ khổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.