LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 375

đẹp nó phai tàn tâm chúng ta cũng mất đi vẻ đẹp của tâm. Khi mọi thứ không còn
tốt thì tâm chúng ta cũng mất đi sự tốt đẹp của nó. Khi thứ gì bị phai tàn hay hư
hoại, chúng ta thấy khổ bởi chúng ta dính chấp vào chúng, coi chúng là của ta.
Phật dạy chúng ta coi mọi thứ chỉ là những cấu tạo của tự nhiên. Vẻ đẹp có đó,
rồi sau vài ngày nó phai tàn. Nhìn thấy điều này là có được trí tuệ.

Do vậy chúng ta nên nhìn ra lẽ vô thường. Khi thấy thứ gì đẹp, tự nhắc mình

nó không phải vậy. Khi thấy thứ gì xấu, tự nhắc mình nó không phải như vậy. Cứ
cố tập nhìn mọi thứ theo cách như vậy, thường xuyên quán chiếu theo cách như
vậy. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự thật bên trong những thứ không thật, nhìn thấy sự
chắc chắn bên trong những thứ không chắc chắn. (Sự chắc chắn là sự vô thường,
và mọi thứ không chắc chắn là những thứ vô thường).

Hôm nay tôi giải thích cách để hiểu về khổ, về nguyên nhân tạo ra khổ, về

sự chấm dứt khổ và cách dẫn đến sự chấm dứt khổ đó. (Tứ Diệu Đế). Khi bạn
biết về khổ bạn phải trừ bỏ nó đi. Biết về nguyên nhân khổ, bạn phải trừ bỏ nó đi.
Tu tập để nhìn thấy và đạt đến sự chấm dứt khổ. Nhìn thấy được lẽ thật “vô
thường, khổ và vô ngã”, và khổ sẽ chấm dứt.

Khi khổ chấm dứt thì chúng ta đi về đâu? Chúng ta tu hành để làm gì?

Chúng ta tu tập để từ bỏ chứ không phải để được cái gì. Chiều nay có một cô nói
với tôi cổ đang khổ sở. Tôi hỏi vậy cổ muốn gì, và cổ nói cổ muốn được giác
ngộ. Tôi mới nói: ''Nếu có muốn được giác ngộ thì cô sẽ chẳng bao giờ giác ngộ.
Đừng tham muốn gì hết''.

Khi chúng ta biết sự thật về khổ, chúng ta trừ bỏ nó. Khi chúng ta biết

nguyên nhân tạo ra khổ, thì chúng ta đừng tạo ra các nguyên nhân đó nữa, thay vì
vậy tu tập để làm cho hết khổ. Việc tu tập để dẫn đến sự chấm dứt khổ là nhìn
thấy rằng ''đây không phải là một cái ta'', ''đây không phải là ta, không phải là họ,
không phải là cái ‘ai’ nào hết''. Nhìn thấy theo cách như vậy mới có thể làm chấm
dứt khổ. Giống như việc chúng ta đi đến đích và ngừng lại. Đó là sự chấm dứt.
Đó là đang gần với Niết-bàn. Nói cách khác, bước tới là khổ, bước lùi là khổ và
đứng lại là khổ. Không bước tới, không bước lùi, không đứng lại...thì còn gì nữa
không? Thân và tâm ngừng ở đây. Đây chính là chỗ chấm dứt khổ. Khó hiểu phải
không? Nếu chúng ta chuyên cần và kiên nhẫn tìm hiểu giáo lý này chúng ta có
thể chuyển hóa và đạt đến sự hiểu biết, đó là sự chấm dứt. Đây là giáo lý tột cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.