thân. Và chúng ta nhìn vào trong thân này bằng cái gì? Chúng ta nhìn vào thân
bằng tâm này. Chúng ta không thể tìm thấy Giáo Pháp ở chỗ nào khác, bởi sướng
và khổ đều khởi sinh từ chỗ này. Hay bạn nghĩ sướng khởi sinh từ trong cây
thông kia? Hay từ dưới sông, hay do thời tiết? Sướng và khổ là những cảm giác
khởi sinh trong thân và tâm này của chúng ta.
Bởi vậy Phật đã dạy chúng ta hiểu biết Giáo Pháp ngay ở đây. Giáo Pháp ở
ngay đây, ta phải nhìn vào ngay đây. Nhiều sư thầy có thể dạy bạn tìm kiếm Giáo
Pháp trong kinh sách, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó nếu bạn đã biết Giáo
Pháp đích thực là ở đâu. Sau khi đọc kinh sách thì bạn phải biết soi chiếu những
giáo lý đó vào bên trong mình. Lúc đó thì bạn mới hiểu biết Giáo Pháp. Giáo
Pháp đích thực ở đâu? Nó có mặt ngay bên trong thân và tâm này của chúng ta.
Đây là chỗ cốt lõi để chúng ta suy xét, điều tra, chánh niệm, tu tập thiền quán.
Khi chúng ta làm cách này trí tuệ sẽ khởi sinh trong tâm. Khi đã có trí tuệ
trong tâm thì chúng ta nhìn ở đâu cũng thấy được Giáo Pháp, chúng ta nhìn thấy
sự vô thường, khổ và vô ngã mọi lúc mọi nơi. Vô thường (anicca, tính từ
aniccam) có nghĩ là biến đổi, chỉ tồn tại chốc lát, có rồi mất, phù du). Khổ
(dukkha, tính từ dukkham) là muốn mà không được, khổ vì bất như ý, nếu chúng
ta dính chấp vào những thứ vô thường biến đổi thì ta khổ, bởi vì những thứ đó
không phải là ta hay của chúng ta, tức chúng là vô ngã (anattā). Nhưng chúng ta
không nhìn ra sự thật này, chúng ta cứ luôn nhìn mọi thứ như là ‘ta’ hay ‘của ta’.
Điều này là do chúng ta không nhìn thấy sự thật do quy ước. Chúng ta phải
hiểu biết về các quy ước. Ví dụ tất cả chúng ta ngồi đây đều có tên. Tên được
sinh ra với chúng ta hay được đặt sau khi sinh? Nó được đặt sau, nó là quy ước.
Tên A, tên B chỉ là quy ước để chúng ta phân biệt và gọi hai người A và B đó mà
thôi. Các quy ước dĩ nhiên là rất hữu ích cho cuộc sống và xã hội. Nhưng nếu
chúng ta nhìn sâu vào bên trong thì không thấy có ‘ai’ ở trong đó. Chúng ta sẽ
nhìn thấy sự chuyển hóa. Trong đó chỉ có các yếu tố thuộc đất, nước, khí, nhiệt.
Thân này chỉ bao gồm các thứ thuộc bốn yếu tố tứ đại đó mà thôi.
Chúng ta không nhìn thấy sự thật đó bởi chúng ta bị gông xiềng bởi sức
mạnh của những dính chấp (attavādupādāna)
. Nếu nhìn kỹ vào thân này, chúng
ta sẽ không thấy gì giống như cái mà chúng ta định nghĩa về một ‘con người’.
Trong thân, phần thể cứng là yếu tố đất, thể lỏng là yếu tố nước, phần nóng lạnh
là yếu tố nhiệt, và phần thể hơi như hơi thở là thuộc yếu tố khí. Khi chúng ta