LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 380

nghĩ đó thì sẽ không dẫn bạn đến sự thật, đó không phải là cách trí tuệ. Đức Phật
là một người thực sự thông thái, Phật đã học tập cách ngừng suy nghĩ. Theo cách
như vậy, các bạn đang tu tập ở đây cũng để dẹp bỏ nghĩ suy và nhờ đó đạt đến sự
bình an. Nếu bạn đã bình an thì đâu cần suy nghĩ này nọ nữa, trí tuệ sẽ khởi sinh
ngay tại đó.

Để thiền thì bạn đâu cần suy nghĩ quá nhiều, tốt nhất là hạ quyết tâm ngay

bây giờ dành thời gian để tu tập cái tâm, và không làm gì khác nữa. Đừng để tâm
phóng trái, phóng phải, phóng trước, phóng sau, phóng trên, phóng dưới. Trách
nhiệm duy nhất của chúng ta ngay đây là luyện tập thiền chánh niệm về hơi thở.
Đặt sự chú tâm ngay trên đầu và di chuyển xuống thân đến tận đầu các ngón
chân, rồi từ các ngón chân qua thân và lên đầu trở lại. Di chuyển sự tỉnh- giác của
bạn từ trên xuống thân, quan sát bằng trí tuệ. Chúng ta làm như vậy để đạt được
sự hiểu biết ban đầu về thân của chúng ta là gì. Rồi bắt đầu thiền tập, nhớ rằng
trong lúc này trách nhiệm duy nhất của các bạn chỉ là quan sát hơi thở vào và hơi
thở ra. Đừng có thúc ép hơi thở ngắn hơn hay dài hơn, cứ để yên cho nó liên tục
dễ dàng. Đừng áp đặt hơi thở, cứ để nó trôi chảy đều đặn, buông bỏ mọi thứ, chỉ
chú tâm theo hơi thở vào và hơi thở ra.

Quý vị phải hiểu rằng mình đang buông-bỏ khi đang tập như vậy (tức khi

đang quan sát hơi thở vào ra), nhưng vẫn còn sự tỉnh-giác. (Tức buông bỏ tất cả
mọi thứ, chỉ còn sự rõ-biết về hơi thở vào ra). Quý vị phải duy trì sự tỉnh giác
này, để yên cho hơi thở đi vào và đi ra một cách thư thả, tự nhiên. Không cần
phải cố thở, hoặc thúc ép hơi thở dài hơn hay ngắn hơn, nhanh hơn hay chậm
hơn, chỉ để yên cho nó trôi chảy tự nhiên và dễ dàng. Duy trì quyết tâm luyện tập
lúc này, bạn không còn công việc nào khác nữa. Người thiền có thể nghĩ này nghĩ
nọ về cái gì sẽ xảy ra khi ngồi thiền, chẳng hạn người thiền hay nghĩ ‘không biết
ta sẽ biết gì hay thấy gì trong khi ngồi thiền’... Loại ý nghĩ đó có thể sẽ khởi lên
trong tâm, nhưng khi chúng khởi lên, bạn cứ để mặc chúng, tự chúng sẽ biến qua,
đừng liên quan dính líu theo chúng. (Khi có ý nghĩ hay dự đoán nào khởi lên thì
cứ mặc nó, quay lại chú tâm liên tục vào hơi thở, luôn rõ-biết theo hơi thở đi vào
và đi ra).

Trong khi ngồi thiền không cần phải chú ý đến những cảm nhận giác quan.

Bất cứ khi nào tâm bị tác động bởi những giác quan, khi nào khởi lên một cảm
giác hoặc cảm nhận trong tâm, cứ bỏ qua, buông bỏ, không theo. Dù cảm nhận đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.