là tốt hay xấu, sướng hay khổ thì cũng không quan trọng, cứ bỏ qua. Không cần
thiết phải làm gì với những thứ cảm nhận đó, cứ để nó biến qua và quay sự chú
tâm về lại hơi thở. Duy trì sự tỉnh giác vào hơi thở đang đi vào và đi ra. Đừng
làm khó làm khổ cho mình với sự dài sự ngắn của hơi thở, cứ đơn giản quan sát
hơi thở, không cần cố gắng kiểm soát hay điều tiết hơi thở bằng bất cứ cách nào.
Nói cách khác, đừng dính chấp vào nó. Cứ để hơi thở liên tục theo cách tự nhiên
của nó, và tâm sẽ trở nên tĩnh lặng. Khi chúng ta tiếp tục luyện tập theo cách như
vậy, tâm sẽ lắng lặn mọi thứ và đi đến ngừng nghỉ, hơi thở sẽ trở nên nhẹ hơn và
nhẹ hơn đến khi nó thật nhẹ thinh, giống như nó không còn nữa. Cả thân và tâm
đều thấy nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng. Chỉ còn lại một sự thấy biết được hội
tụ vào một điểm (nhất điểm). Lúc đó, ta có thể nói rằng tâm đã thay đổi và đã đạt
đến một trạng thái tĩnh lặng.
Nếu tâm bị động vọng, hãy thiết lập lại sự chú tâm chánh niệm và hít vô sâu
thật sâu cho đến khi đầy phổi, rồi sau đó thở ra cho đến khi hết sạch. Tiếp tục, hít
vô sâu thật sâu thật đầy, rồi thở ra cho đến khi hết sạch. Làm vậy hai ba lần, rồi
tái thiết lập sự tập trung của tâm. Làm vậy, tâm sẽ tĩnh lặng trở lại. Nếu còn
những cảm nhận giác quan gây động vọng trong tâm, cứ lập lại cách này và thiết
lập lại sự tập trung của tâm. Việc đi thiền cũng giống vậy. Nếu trong khi đang đi
thiền tâm bị động vọng thì dừng lại, làm tĩnh lặng tâm, thiết lập lại sự tỉnh giác
vào đối tượng thiền (như, tỉnh giác vào sự tiếp-xúc của bàn chân và mặt đất), và
tiếp tục bước đi. Ngồi thiền và đi thiền về cốt lõi là giống nhau, chỉ khác nhau về
tư thế của thân được dùng thôi.
Đôi lúc có những nghi ngờ, do vậy người thiền cần phải có sự chánh niệm
(sati), đó là cái “người-biết”, để tiếp tục theo dõi và xem xét cái tâm đang ở trong
bất cứ trạng thái nào đó của nó. Đây chính là chánh niệm, là sati. Sati quan sát và
chăm sóc cái tâm. Các bạn phải duy trì sự rõ-biết và không được lơ là hoặc lăng
xăng, dù tâm đang xấu hay tốt, tĩnh hay động thì chúng ta cũng luôn rõ biết về nó.
Thủ thuật ở đây là phải có sự chánh niệm (sati) để giám sát và theo dõi cái
tâm. Khi tâm được hợp nhất với sự chánh niệm (sati) thì một loại tỉnh-giác sẽ
khởi lên. Cái tâm đã phát triển sự tĩnh lặng thì được duy trì và giám sát bởi sự
tĩnh lặng đó; giống như một con gà được nhốt trong một cái chuồng... con gà
không thể nào lăng xăng đi ra bên ngoài, nhưng nó vẫn có thể đi lòng vòng bên
trong cái chuồng đó. Việc đi qua đi lại trong chuồng không gây rắc rối, bởi nó