LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 388

lại. Ngay cả những bậc tiên thần trên trời đến lúc hưởng hết phúc rồi cũng bắt đầu
quay lại cảnh giới đầy khổ đau và nước mắt này.

74

Do vậy, Đức Phật đã dạy chúng ta phải nhìn thấy mặt trái, mặt bất toại

nguyện, mặt khổ của loại hạnh phúc đó. Thường thì khi trải nghiệm loại hạnh
phúc này người ta không thực sự hiểu biết về nó. Có một loại hạnh phúc bền lâu
khác—đó là sự bình-an, và sự bình-an đó đang bị loại hạnh phúc trên che mờ,
nên người ta không nhìn thấy cái hạnh phúc cao hơn, bền lâu hơn và đáng đạt đến
hơn. Mọi người ai cũng muốn được hạnh phúc, sướng khoái. Hạnh phúc sướng
khoái khởi sinh bởi vì ta thấy thích thứ gì đó. Khi sự thích thay đổi thành sự
không thích thì khổ khởi sinh. Chúng ta phải suy xét, quán chiếu để nhìn thấy sự
không bền chắc và sự ngắn ngủi của loại hạnh phúc đó. Nó không phải chắc
chắn, ngay khi nó bị thay đổi hay kết thúc, khổ khởi sinh ngay. Mà sự khổ cũng
là không chắc chắn, đừng nghĩ khổ đã là ‘an bài’ hay tuyệt đối gì gì hết. (Sướng
cũng thay đổi và không bền chắc. Khổ cũng luôn thay đổi và không cố định).
Cách suy xét quán chiếu như vậy được gọi là ādınavakathā—đó là sự quán chiếu
về tính thiếu hụt và hữu hạn của thế giới này, mọi thứ chỉ tồn tại có điều kiện và
hữu vi. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nên suy xét, quán chiếu sâu sắc về cái
bản chất đích thực của những loại hạnh phúc và sung sướng ở trên đời này, hơn là
cứ chạy theo và chấp nhận giá trị bề ngoài của chúng. Chúng ta phải nhìn thấy
rằng những thứ hạnh phúc và sung sướng trên đời này là không chắc chắn, là phù
du. Sau khi nhìn thấy được như vậy, chúng ta không nên dính chấp vào nó nữa.
Chúng ta có hạnh phúc thì cũng tốt, hoặc rất tốt, nhưng nắm giữ hạnh phúc rồi
buông bỏ nó, đừng cố dính chấp vào nó mà phải thấy cả hai mặt lợi và hại của nó.
Để thiền tập một cách khôn khéo, chúng ta cần phải nhìn thấy những thứ bất lợi
nằm tiềm ẩn bên trong hạnh phúc thế gian. Hãy tu tập suy xét, quán chiếu, quán
niệm theo cách này. Khi nào có hạnh phúc, hãy luôn chánh niệm một cách thấu
suốt cho đến khi bạn nhìn ra những bất lợi trong nó một cách rõ rệt, rõ ràng.

Khi bạn nhìn ra mọi thứ đều là bất hoàn hảo, là khổ (dukkha), tâm và trái tim

của bạn sẽ hiểu được cách suy xét, cách quán chiếu về sự từ bỏ
(nekkhammakathā). Tâm sẽ trở nên chán bỏ và tìm đường thoát ra khỏi tất cả mọi
thứ “bất hoàn hảo và khổ” của thế gian này. Sự chán bỏ có được do nhìn thấy mọi
hình sắc thực sự là gì, mọi mùi vị thực sự là gì, mọi cảm nhận thương và ghét
thực sự là gì. Nhờ có sự chán bỏ hữu lý này nên người tu không còn tham muốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.