Thầy Tuccho Pothila, mặc y chỉnh tề và lội xuống sình. Vị sa-di trẻ không
kêu ngừng lại cho đến khi thầy ấy đã gần như chìm xuống dưới sình lầy, chỉ còn
cái đầu. Đến lúc đó, vị sa-di mới nói: ''Giờ thầy có thể ngừng''... thầy ấy ngừng.
''Giờ thầy có thể lội lên bờ!''... và thầy ấy lội lên.
Qua việc trên, chúng ta thấy rõ là thầy Tuccho Pothila đã từ bỏ cái hết cái tự
ta, tự hào của mình. Thầy ấy đã sẵn sàng chấp nhận sự chỉ dạy. Nếu thầy ấy còn
chưa sẵn sàng chấp nhận thì chắc hẳn thầy ấy đã không lội chìm xuống bãi sình
lầy dơ bẩn và nguy hiểm đó. Thầy ấy không còn muốn làm người thầy nổi tiếng
nữa. Sau khi nhìn thấy như vậy, vị sa-di trẻ đã biết rằng thầy Tuccho Pothila đó
đã thành tâm tu hành.
Khi Tuccho Pothila bước lên khỏi bãi sình lầy, vị sa-di trẻ đã dạy cho thầy.
Vị sa-di dạy thầy đó tập quan sát các đối tượng giác quan, tập hiểu biết tâm và
tập hiểu biết các đối tượng giác quan, dùng cách trong ví dụ về một người bắt
thằn lằn trong tổ mối. Nếu tổ mối có sáu lổ thì phải bắt cách nào? Mình cần phải
bịt năm lổ và chừa lại một lổ. Sau đó, mình chỉ cần ngồi im lặng, quan sát và chờ
đợi, canh phòng một cái lổ đó. Khi con thằn lằn chạy ra, ta có thể bắt nó.
Quan sát cái tâm theo cách như vậy. Đóng hết tất cả các mắt, tai, mũi, lưỡi
và thân, chỉ còn lại duy nhất cái tâm. ''Đóng cửa các giác quan'' có nghĩa là kiềm
chế, kiêng cữ và chế ngự chúng, quan sát duy nhất cái tâm. Thiền tập giống như
việc bắt con thằn lằn. Chúng ta dùng sự chánh-niệm (sati) để nhận biết hơi thở.
Chánh niệm là nhớ, niệm (luôn nhớ, thường nhớ, hằng nhớ, thường chiếu), giống
như cách mình luôn hỏi mình ''Ta đang làm gì?'' để luôn nhớ mình đang làm gì.
Còn sự hiểu biết rõ ràng, tức sự rõ-biết (sampajañña), là sự tỉnh giác biết rõ
''ngay bây giờ ta đang làm cái này, việc này, điều này''. Chúng ta tập quan sát hơi
thở đi vào và đi ra với một sự chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajañña).
Phẩm chất chánh niệm là thứ khởi sinh (có được) từ việc thực hành tu tập,
đó không phải là thứ có được từ việc đọc kinh sách. Hiểu biết rõ những cảm giác
khởi sinh. Tâm này có thể hơi ngưng hoạt động trong chốc lát và một cảm giác
khởi sinh. Chánh niệm làm việc liên quan với những cảm giác đó, nhớ lại (nhớ,
niệm) về những cảm giác đó. Hễ khi nào có chánh niệm thì có sự nhớ (nhắc nhớ,
tâm niệm) rằng: ''Ta sẽ nói'', ''Ta sẽ đi'', ''Ta sẽ ngồi'', vân vân..., và ngay sau đó sẽ
có sự rõ-biết (sampajañña), đó là sự tỉnh giác biết rõ rằng ''ngay bây giờ ta đang
đi'', ''Ta đang nằm xuống'', ''Ta đang trải nghiệm một trạng thái như vầy...''. Với