hai phẩm hạnh này, chánh niệm (sati) và sự rõ biết (sampajañña), chúng ta có thể
hiểu biết tâm chúng ta trong giây khắc hiện tại. Chúng ta có thể biết cách tâm
chúng ta phản ứng với những nhận thức giác quan.
Cái mà tỉnh giác, cái mà luôn rõ biết về những đối tượng giác quan thì được
gọi là cái ''tâm''. Những đối tượng giác quan cứ luôn ''nhảy vào, xen vào, lang
thang vào'' trong tâm. Ví dụ như có âm thanh của đồng hồ báo điện. Nó đi xuyên
qua tai và đi vào trong tâm, tâm nhận biết đó là âm thanh của đồng hồ báo điện.
Cái nhận thức được âm thanh đó chính là cái ''tâm''.
Bây giờ nói thêm, cái tâm mà nhận biết cái âm thanh đó thì nó vẫn còn rất
căn bản. Đó chỉ là nói đến cái tâm chung chung. Ví dụ khi có âm thanh báo động
thì có thể tạo ra sự khó chịu bên trong cái người nhận biết. Chúng ta cần phải tu
tập làm sao để cái ''người nhận biết'' trở thành cái ''người biết'', đó là trở thành
người-hiểu-biết đúng theo sự thật—đó là Phật, người hiểu biết mọi sự đúng thực
như chúng là. Nếu chúng ta không hiểu biết rõ ràng đúng với sự thật (của mọi sự,
mọi thứ diễn ra), thì chúng ta sẽ thấy khó chịu với những âm thanh, tiếng ồn,
tiếng xe, tiếng đồng hồ báo điện, vân vân. Cái tâm bình thường, cái tâm của
người phàm tục chưa được tu tập, thì nhận biết những âm thanh đó với sự khó
chịu, sân si... Cái tâm bình thường đó chỉ nhận biết theo thiên kiến của nó, chứ
không hiểu biết theo đúng sự thật. Chúng ta phải tu tập huấn luyện nó nhiều hơn
nữa bằng tầm nhìn (chánh kiến) và sự hiểu biết thâm sâu (trí tuệ). Sự hiểu biết và
trí tuệ (ñānadassana)
là năng lực của một cái tâm trong sạch, thanh tịnh. Nếu
tâm được tu tập như vậy nó mới hiểu biết những âm thanh chỉ là âm thanh. Nếu
chúng ta không dính chấp vào âm thanh thì sẽ không bị khó chịu. Âm thanh tiếng
ồn nổi lên, ta chỉ cần nhận biết nó (chỉ là âm thanh). Điều này được gọi là sự hiểu
biết thực sự về sự khởi sinh của những đối tượng giác quan. Nếu chúng ta tu
dưỡng Phật tính, nhận biết rõ ràng âm thanh chỉ là âm thanh, thì nó không quấy
rầy ta, không làm ta khó chịu. Âm thanh khởi sinh do các điều kiện, chứ nó
không phải là ‘cái gì’ cả, nó không phải là một ‘thực thể’, một cá thể, là một thứ
‘của chúng ta’ cả. Nó chỉ là âm thanh. Tâm hiểu biết như vậy, thì tâm buông bỏ.
Sự hiểu biết như vậy gọi là Phật (Buddho), đó là sự hiểu biết một cách rõ
ràng và thấu suốt. Với sự hiểu biết như vậy, chúng ta cứ nhận biết âm thanh chỉ là
âm thanh. Âm thanh chẳng bao giờ quấy nhiễu chúng ta trừ khi chúng ta quấy
nhiễu chúng bằng những suy nghĩ, thiên kiến, chấp nê này nọ; ví dụ như ''Tôi