LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 404

Nếu tâm không ngừng lại thì bạn không thể nhìn thấy các đối tượng giác

quan một cách rõ ràng như-chúng-là. Sự hiểu biết rõ rệt rằng: “Tâm là tâm, các
đối tượng giác quan chỉ là các đối tượng giác quan”; sự hiểu biết đó chính là gốc
rễ từ đó đạo Phật lớn lên và phát triển. Đó là cốt lõi và trái tim của đạo Phật.

Chúng ta phải tu dưỡng tâm này, phát triển nó, tu tập nó trong sự tĩnh lặng

và trí tuệ. Chúng ta tu tập tâm để tâm có giới hạnh và trí tuệ bằng cách làm cho
tâm ngừng lại và từ đó giúp trí tuệ khởi sinh; cụ thể hơn là bằng cách hiểu biết
tâm này như-nó-là.

Quý vị biết không, cách của nhân loại là, cách chúng ta làm mọi thứ là giống

như những đứa trẻ (theo một nghĩa sau đây). Một đứa trẻ thì không biết gì. Người
lớn khi nhìn những hành vi của một đứa trẻ con, nhìn cách nó chơi đùa và chạy
nhảy tung tăng này nọ, những hành động của nó dường như chẳng có mục đích
gì. Nếu tâm chúng ta không được tu tập thì nó cũng giống như một đứa trẻ.
Chúng ta nói không có sự tỉnh giác (không có ý thức) và hành động không có trí
tuệ. Chúng ta có thể hủy hoại (tâm) mình hoặc gây ra những nguy hại không biết
trước, và thậm chí chưa bao giờ biết đến điều đó. Một đứa trẻ con thì không biết
gì, nó chỉ chơi đùa lăng xăng như mọi đứa trẻ con. Cái tâm còn ngu dốt của
chúng ta cũng giống như vậy. Nó cũng liên tục lăng xăng này nọ.

Do vậy, chúng ta cần tu tập tâm này. Phật đã dạy phải tu tập cái tâm, phải

dạy cái tâm. Ngay cả khi quý Phật tử giúp đỡ đạo Phật bằng cách góp công cúng
dường bốn loại vật dụng cần thiết nói trên (thức ăn, chỗ ở, y phục và thuốc men)
cho các tăng ni tu hành, thì sự ủng hộ đó cũng còn là bề ngoài, chỉ là phần ''vỏ
cây'' hay lớp ''gỗ mềm'' của cây, chưa phải là phần cốt lõi của cây. Sự ủng hộ và
theo đạo Phật đích thực là ở chỗ tự thân thực hành chứ không phải chỗ khác, đó
là tu tập ba nghiệp hành động, lời nói và ý nghĩ theo như giáo lý của Phật. Cách
này mới mang lại kết quả nhiều hơn. Nếu chúng ta chánh trực và chân thật, tu tập
có được sự giới hạnh và trí tuệ, thì sự tu tập đó mới mang lại sự giàu đức giàu trí.
Như vậy mới không còn tính hung bạo, chiến đấu, sân hận trong tâm. Đây chính
là cách đạo của chúng ta dạy để chúng ta trở nên thiện lành.

Nếu chúng ta cứ cho rằng những giới hạnh đạo đức là chuyện xưa rồi, vậy

thì dù sư thầy có chỉ dạy hết sự thật chân lý thì sự tu tập của chúng ta cũng thiếu
sót. (Không giới hạnh đạo đức thì không có gốc để tu tập tâm trí tuệ). Chúng ta
có thể có khả năng học hiểu các giáo lý và nói đi nói lại đủ điều về chúng, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.