Ý nghĩ, suy nghĩ là thứ do tạo tác mà có, là một pháp hữu vi (sankhata
dhamma), đó là thứ được tạo tác bởi những điều kiện (duyên) tác động. Ý nghĩ
không phải là thứ vô tác, không phải là một pháp vô vi (asankhata dhamma),
không phải không điều kiện (vô duyên) mà có. Cái tâm đã được tu tập thuần thục,
là cái tâm với một sự tỉnh giác hoàn hảo, thì nó không tạo tác ra những trạng thái
tâm. Loại tâm đó có thể hiểu biết thâm sâu về bốn sự thật Tứ Diệu Đế và vượt
trên những tham muốn chạy theo những đối tượng trần cảnh bên ngoài. Hiểu biết
về bốn Diệu Đế là hiểu biết về sự thật, chân lý. Cái tâm luôn phóng tác thì luôn
luôn tránh né sự thật đó, nó cứ luôn giả giọng nói rằng ''cái đó tốt'' hoặc ''cái này
đẹp''; nhưng nếu có Phật tính trong tâm thì tâm không còn giả lừa chúng ta nữa,
bởi lúc đó chúng ta đã hiểu biết rõ tâm đúng-như-nó-là. Lúc đó tâm không còn
tạo tác ra những trạng thái tâm ngu si ngu mờ nữa, bởi đã luôn có mặt sự tỉnh-
giác rõ- ràng thấy biết rõ tất cả các trạng thái tâm là bất ổn định, không bền lâu,
có rồi mất, sinh diệt liên tục, và là nguồn gốc của sự khổ đối với những ai còn
dính chấp vào chúng.
Dù có đi đâu hay làm gì, cái “người biết” luôn có mặt thường trực trong tâm
của thầy Tuccho Pothila. Thầy quan sát những sự tạo tác khác nhau và những sự
phóng túng khác nhau của tâm mình bằng một sự hiểu biết. Thầy ấy nhìn thấy
cách cái tâm giả lừa đủ mọi kiểu cách khác nhau. Thầy ấy nắm chắc cốt-lõi của
việc tu tập, nhìn thấy rõ rằng ''Chính cái tâm giả lừa này lại là cái “người quan
sát”—đó chính là cái “người” dẫn dắt chúng ta đến những cực đoan của sướng và
khổ và đưa đẩy chúng ta vào trong vòng xoáy của vòng luân hồi sinh tử bất tận,
đầy những sướng và khổ, thiện và ác—tất cả là do “kẻ” này''. Thầy Tuccho
Pothila nhận ra sự thật và nắm chắc cốt-lõi tu hành, giống như người nắm chắc
được cái đuôi con thằn lằn. Thầy ấy nhìn thấy cách vận hành tạo tác của cái tâm
ngu mờ, si mê và vô minh.
Đối với chúng ta cũng vậy. Chỉ có tâm này là quan trọng. Do vậy người tu
mới nói là tu tập cái tâm. Giờ quý vị có thể thắc mắc: Nếu tâm đã là tâm, thì
chúng ta sẽ tu tập cái gì ở đây? Như vầy, bằng cách tu tập sự chánh-niệm (sati) và
sự rõ-biết (sampajañña) thường trực và liên tục thì chúng ta có khả năng hiểu biết
cái tâm. Cái “người biết” là một bước đi trước cái tâm, cái “người biết” là cái
hiểu biết trạng thái của tâm. Tâm là tâm. Cái người hiểu biết sự ‘tâm đơn giản chỉ
là tâm’ chính là cái “người biết”. Nó đứng trên cái tâm. Cái “người biết” đứng