LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 408

một người lạ. Đó là dạng chú tâm chánh niệm, nhưng nó khác với sự chú tâm
chánh niệm theo đúng như Giáo Pháp. Ai cũng có khả năng chú tâm chánh niệm
(sati), nhưng có nhiều mức độ chú tâm chánh niệm khác nhau, giống như mức độ
chú tâm khác nhau của nhiều người khác nhau khi họ đang nhìn vào cái gì. Giống
như vầy, khi tôi nói quán xét về thân, nhiều người lại nói rằng: ''Có gì lạ đâu mà
quán xét thân này? Ai mà chẳng nhìn thấy thân rồi. Tóc thì chúng tôi thấy rồi,
lông chúng tôi thấy rồi... móng, răng, da, thịt, gân, tủy, thận...chúng tôi cũng nhìn
thấy hết rồi... Vậy quán xét làm chi?''.

79

Mọi người thường nghĩ như vậy. Đúng là họ nhìn thấy thân, nhưng sự nhìn

đó không phải là sự nhìn thấy thực thụ, họ không nhìn thấy bằng sự hiểu-biết,
bằng Phật trí (Buddho), bằng cái “người biết”, bằng “người tỉnh thức”. Họ chỉ
nhìn thấy thân theo cách thông thường, họ chỉ nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ
nhìn thấy thân đơn giản như vậy là chưa đủ. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy thân như
vậy là thì khó biết và còn nhầm lẫn. Chúng ta phải nhìn thấy thân-trong-thân thì
mọi thứ mới trở nên rõ ràng hơn. Nếu chỉ nhìn thấy thân theo cách người phàm
thì chúng ta sẽ bị nó giả lừa, sẽ bị nó quyến rũ bằng sắc vẻ bề ngoài của nó. Nếu
không nhìn thấy bản tính luôn biến hoại (vô thường), bất hoàn hảo, bất như ý
(khổ) và vô chủ nhân (vô ngã) của nó thì tâm tham dục (nhục dục, sắc dục,
kāmachanda)

80

sẽ luôn luôn khởi sinh và đầy ắp trong tâm kẻ phàm phu. Ta sẽ

luôn bị mê hoặc bởi những hình sắc (như sắc thân, diện mạo...), những âm thanh
(như lời nói dễ nghe, gợi tình, tiếng hát hay...), những mùi hương, những mùi vị
(mùi thân thể, mùi vị nam nữ...) và những cảm giác (do tình cảm, cảm xúc, do
chạm xúc...). Cứ nhìn và bị dính theo những sắc vẻ bề ngoài như vậy là cách nhìn
của con mắt trần bằng thịt, khiến cho ta cứ yêu thích, ghét chê và phân biệt đẹp
xấu này nọ liên tục đủ cách thành những (nhận thức) vui và không vui, dễ chịu và
khó chịu, sướng và khổ... liên tục và liên tục trong suốt sự sống.

Đức Phật đã dạy rằng nhìn theo kiểu như vậy là chưa đủ, nhìn bằng mắt trần

chỉ là cách nhìn một-phía. Chúng ta cần phải biết nhìn bằng ''con mắt của tâm''.
Nhìn thấy thân trong thân. Nếu chúng ta thực sự nhìn vào bên trong thân này... thì
sẽ thấy: Ui! thân này thật gớm ghiếc. Trong thân trộn lẫn những thứ hôm nay và
những thứ hôm qua, chúng ta không thể nói thứ nào là thứ nào. Nhìn theo cách
như vậy thì thấy rõ hơn nhiều so với cách nhìn bằng con mắt tham dục. Quán xét
và nhìn bằng con mắt của tâm, bằng con mắt trí tuệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.