LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 407

trên cái tâm, và bởi vậy nó có thể nhìn xuống quan sát cái tâm, chỉ dạy cho cái
tâm biết được điều gì đúng và điều gì sai, điều gì thiện và điều gì ác. Nói tóm lại,
mọi thứ đều quay lại trong cái tâm phóng túng này (tâm phàm tục, chưa được tu
tập). Nếu tâm bị dính kẹt vào những sự phóng túng tạo tác của nó, thì lúc đó
không có sự tỉnh-giác, và nếu vậy sự tu tập chỉ là vô ích, vô kết quả.

(Giống như một người gác gian cần phải có sự tỉnh giác thường trực nơi

cổng ra vào. Nhưng do tâm người đó phóng túng ra ngoài đường, xe cộ, chim
chóc hay những vọng tưởng khác, thì coi như người đó không có sự tỉnh-giác
canh phòng nơi cổng ra vào, ai ra ai vô làm gì cũng không thấy, và như vậy công
việc gác gian là vô ích và không kết quả. Việc tu tập hay thiền tập là tập luyện
khả năng tỉnh-giác một cách thường trực và chánh niệm để có thể quan sát tâm
này và những trạng thái của nó. Nếu để mất chánh niệm, tâm lăng xăng chỗ khác
hoặc để tâm chạy theo những trạng thái tâm này nọ, thì coi như là không có sự
tỉnh-giác, và do vậy sự thiền tập không mang lại kết quả).

Do vậy, chúng ta cần phải tập luyện tâm này lắng nghe Giáo Pháp, tu dưỡng

Phật tính, tu tập sự tỉnh giác rõ ràng và sáng tỏ, để cho nó đứng bên trên và bên
trước cái tâm bình thường và biết rõ những gì đang xảy ra bên trong cái tâm
phàm tục đó. Chỗ này chính là cái lý chúng ta tập thiền với chữ Bud-dho [Đức
Phật], để cho chúng ta có thể hiểu biết cái tâm trước một bước và trên một bước
hơn nó. Chỉ cần ngồi quan sát tất cả mọi chuyển động của cái tâm, dù tốt hay xấu,
lành hay không lành, cho đến khi cái “người biết” nhận biết được “tâm chỉ là
tâm”, chứ không phải là một cái ‘linh hồn’, một cái ‘ta’, cái ‘ngã’ hay là một ‘ai’
cả. Đây chính là phương pháp Chánh niệm về Tâm (cittānupassanā)

78

mà Phật đã

nói trong kinh Bốn Nền Tảng Chánh Niệm (Satipatthana Sutta). Tập nhìn thấy
tâm theo cách như vậy giúp chúng ta có thể hiểu ra rằng “tâm là luôn luôn biến
đổi (vô thường), là bất toại nguyện (khổ) và không có chủ thể (vô ngã). Tâm này
không phải là của ta. Tâm này không thuộc về chúng ta.

Chúng ta có thể tóm lược như vầy: Tâm là cái nhận biết những đối tượng

giác quan; Những đối tượng giác quan là khác với tâm; Cái “người biết” hiểu biết
về cả tâm và những đối tượng của tâm đúng-như-chúng-là. Chúng ta phải dùng
sự chánh niệm (sati) để thường xuyên làm sạch cái tâm. Ai cũng có khả năng chú
tâm chánh niệm (sati), ngay cả con mèo cũng có khả năng đó, khi nó đang rình
bắt một con chuột. Con chó cũng có khả năng đó, khi nó đang chú tâm và sủa vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.