Quyền lực, của cải, chức phận, danh tiếng, sướng và khổ... tất cả đều là
những thứ thế tục, đó là những pháp thế gian. Những pháp thế gian bao bọc
những người thế tục. Những người thế tục thì bị dẫn dắt đảo điên liên tục bởi
những pháp thế gian, đó là những được-mất, khen-chê, vinh- nhục, sướng-khổ.
(Đó là tám pháp thế gian bao phủ và chi phối tâm trạng của người phàm phu).
Xưa nay có người còn giết người để cướp của, để tranh giành quyền lực và địa vị.
Tại sao? Bởi họ coi những thứ đó là hệ trọng nhất trong cuộc đời của họ. (Họ
muốn được đủ thứ, muốn được khen nịnh, muốn được vinh danh uy quyền, và
muốn được sướng, không bị khổ). Khi họ được người ta đề bạt vào chức vị nào
đó, họ mang chức vị đó vào đầu luôn, giống như ông thôn trưởng mới được bầu
trở thành người đứng đầu hay trở thành ‘cái đầu’ của ngôi làng vậy. Sau khi được
bổ nhiệm ông trở thành kẻ ''nghiện chức quyền''. Nếu bạn bè cũ đến thăm hỏi,
ông ta không nói thì cũng nghĩ: ''Làm gì đến hoài vậy. Đâu còn kiểu bạn bè lom
com như xưa nữa đâu. Giờ tui đã là ‘sếp’ rồi mà''. Thói đời là vậy!
Đức Phật dạy chúng ta nên hiểu rõ tính chất của những thứ: của cải, danh
lợi, tiếng khen và sự khoái sướng. (Bốn thứ hay bốn pháp thế gian mà người đời
liên tục chạy sau khi được sinh ra). Nếu có được chúng thì ta cứ nhận lấy chúng
như chúng là, nhận lấy một cách buông bỏ (không nhận lấy với lòng tham muốn
có thêm nhiều nữa). Đừng để chúng nhảy lên đầu ta. Nếu chúng ta không hiểu
biết rõ những điều đó thì chúng ta sẽ bị lừa và cứ chạy theo tham chấp về của cải,
tiền bạc, nhà cửa, con cháu, người thân thuộc... chạy theo đủ thứ trên đời! Nếu
chúng ta hiểu rõ về chúng, chúng ta sẽ biết tất cả chúng chỉ là những thứ vô
thường, giả tạm. Nếu chúng ta bám dính theo chúng, chúng trở thành những ô
nhiễm trong tâm.
Tất cả những thứ đó đều khởi động sau khi con người được sinh ra. Đầu tiên
lúc sinh ra ‘con người’ chỉ có phần danh và sắc (nāma và rūpa), tức phần thân thể
và phần tâm. mà thôi. Sau đó chúng ta đặt thêm tên ''Ông Phượng'', ''Bà Tím'' và
đủ thứ sau đó. Những thứ đặt thêm là những quy ước. Sau đó còn gán thêm nhiều
danh chức như ''Đại tá'',
''Tướng'' và vân vân. Nếu chúng ta không hiểu rõ đó chỉ là những sự quy ước
thì chúng ta cứ tưởng chúng là những thứ “thiệt” và cứ mang chúng theo mình
khắp nơi suốt đời. Vì không hiểu những pháp thế gian là quy ước và giả tạm, nên
chúng ta cứ cố sức mang theo những thứ của cải, vật sở hữu, danh phận, chức