LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 41

vì sự không chắc chắn chính là Pháp, và Pháp là Phật. Nhưng mọi người thường
nghĩ Phật và Pháp là cái gì đó nằm bên ngoài họ.

Khi tâm bắt đầu nhận biết (chứng ngộ) rằng tất cả mọi sự trên đời, không

ngoại trừ thứ gì, đều là không chắc chắn, thì sự tham dính và nắm chấp sẽ từ từ
phai biến. Nếu ta hiểu được lẽ này, tâm sẽ bắt đầu buông bỏ và đặt mọi thứ
xuống, không còn nắm giữ điều gì, và mọi sự ràng buộc dính mắc truyền kiếp sẽ
từ từ biến mất. Khi không còn ràng buộc dính mắc, người đó đạt đến Giáo Pháp;
không có gì trên nữa.

Khi chúng ta thiền tập thì đây chính là chỗ chúng ta cần chứng ngộ. Chúng

ta cần nhìn thấy lẽ thật “vô thường, khổ, và vô ngã”, và tất cả đều bắt đầu bằng
một việc là nhìn thấy “sự không chắc chắn”. Khi chúng ta nhìn thấy sự không
chắc chắn một cách tuyệt đối rõ ràng, thì ta có thể buông bỏ. Khi ta sướng, nhìn
thấy “Nó không chắc chắn”. Khi ta khổ, nhìn thấy “Nó không chắc chắn”. Khi ta
có ý tưởng: nên đi đâu đó hoặc nên làm gì đó là tốt hơn, ta cũng nhìn thấy “Điều
đó không chắc chắn”, chưa chắc sẽ tốt hơn. Nhưng khi ta nghĩ: nên ở lại đây là
tốt nhất, ta cũng nhìn thấy “Điều này không chắc chắn”, chưa chắc ở lại là sẽ tốt
hơn. Ta nhìn thấy một cách tuyệt đối mọi sự là không chắc chắn, không có gì là
chắc chắn, (vậy ta đâu còn phải buồn khi nhìn thấy thứ gì thay đổi), và nhờ đó ta
sống được thư thái và bình an. Nhờ đó, ở lại đây, ta cũng sống thư thái. Đi nơi
khác, ta cũng sống thư thái. Ở đây, đến đâu, hay làm gì, ta cũng được thư thái và
bình tâm.

Mọi sự nghi ngờ sẽ chấm dứt như vậy. Chúng sẽ chấm dứt bằng phương

pháp này: tu tập trong hiện tại. Không cần lo lắng về quá khứ, nó đã qua rồi.
Những gì xảy ra trong quá khứ đã xảy ra và chấm dứt trong quá khứ, và bây giờ
đã không còn. Chúng ta cũng dẹp bỏ lo toan về tương lai, vì những gì xảy ra
trong tương sẽ xảy ra và chấm dứt ở tương lai. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì
còn chưa xảy đến. Không có gì để lo lắng về chúng cả.

Khi những thí chủ đến đây cúng dường, họ tụng rằng: “Cuối cùng, nguyện

cho chúng ta đạt đến niết-bàn trong tương lai”. Khi nào và ở đâu, họ chẳng biết.
Thật xa vời. Lẽ nên nói “tại đây và bây giờ” thì họ lại nói “trong tương lai”. Cứ
tụng nguyện chung chung là “một lúc nào đó”, “một nơi nào đó”, hay thậm chí ở
“một kiếp nào đó trong vị lai”. Họ chẳng bao giờ đạt đến đó, vì mục tiêu chỉ
chung chung là “đó”, “lúc nào đó”, “nơi nào đó”... trong tương lai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.