LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 43

Chúng ta cần nhìn sâu hơn nữa. Mọi thứ ta có được chính là nguồn gốc tạo

ra khổ đau nếu chúng ta không ý thức rõ về lẽ vô thường. Nếu chúng ta luôn tỉnh
giác về lẽ vô thường, ta sử dụng nó để trút bỏ những gánh nặng của tâm.

Sự đời như quy luật bình địa. Có lên là có xuống. Có sướng là có khổ. Lẽ

cân bằng và công bằng nằm ở ngay điểm giữa của hai mặt. Sự bình an nằm ngay
giữa điểm đó. Ví như ta muốn làm ăn ta cần mượn tiền ngân hàng. Dù đã cố làm
xong các thủ tục, nhưng vẫn không mượn được. Ta buồn và thấy khổ. Cuối cùng
ngân hàng cũng cho ta mượn tiền, và ta thấy vui và sướng. Niềm vui sướng chỉ
được một ngày—tiền lời ngân hàng bắt đầu tính. Ta bắt đầu lo, lo phải làm sao có
nhiều hơn số tiền bị tính lời. Dù ta có ngồi sải tay trên ghế dựa, tiền lời vẫn phát
sinh. Đây là mặt khổ của nó. Đầu tiên là khổ vì không mượn tiền được. Rồi mượn
được thấy vui sướng. Sau một chút, bắt đầu lo cái khổ của tiền lời. Đời chẳng cho
không thứ gì. Có lên là có xuống. Có sướng là có khổ.

Do vậy, Phật dạy cách nhìn vào hiện tại để nhìn thấy tính vô thường trong

thân và tâm của ta, tính vô thường của tất cả mọi hiện tượng, tính sinh diệt trong
thế giới; nhìn thấy rồi thì không nắm chấp vào điều gì nữa. Nếu làm được điều
này, ta có thể được bình an. Sự bình an này có được là do buông bỏ; sự buông bỏ
có được là do có hiểu biết, trí tuệ; trí tuệ thì có được từ chánh niệm (quán chiếu,
quán niệm, suy xét) về bản chất "vô thường, khổ, và vô ngã" của tất cả mọi sự
sống: đó là sự thật của sự sống. Ta cũng chứng kiến được sự thật đó bên trong
tâm của ta.

Cứ tu tập liên tục như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy liên tục một cách rõ

ràng trong tâm ta. Các hiện tượng khởi sinh rồi biến mất. Biến mất lại khởi sinh.
Có khởi sinh là có biến mất. Có sinh là có diệt. Nếu chúng ta nắm chấp vào chỗ
nào của thứ sinh diệt, thì khổ sẽ xảy ra ngay chỗ đó. Nếu ta không biết buông bỏ,
thì khổ có mặt. Chúng ta nhìn thấy điều này xảy ra trong tâm. Còn chấp, còn khổ.
Không chấp, không khổ.

Chúng ta có thể chứng ngộ điều chắc chắn này của Giáo Pháp nếu chịu thiền

tập như vậy. Thiền tập như vậy giúp ta có thể đạt đến một mức độ tự tại: tất cả
những gì ta cần làm là nhìn vào tâm mình trong giây phút hiện tại. Ta dẹp bỏ quá
khứ và tương lai, và nhìn vào hiện tại, và nhìn thấy liên tục ba đặc tính trong tất
cả mọi sự sống. Đứng, có vô thường. Đi, có vô thường. Ngồi, có vô thường. Đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.