Nếu chúng ta đã hiểu biết về khỉ, chúng ta sẽ không muốn mình giống khỉ.
Nếu ta không hiểu biết về khỉ, hỏng chừng ta trở thành một con khỉ đó! Nói vậy
quý vị có hiểu không? Nếu ai thấy khỉ chạy nhảy, chụp giựt này nọ liên tục thì nạt
nộ nó, bực bội, chửi mắng nó, thì đó là người chẳng hiểu biết gì về khỉ. Người
hiểu biết về khỉ thì đã hiểu biết rõ tất cả con khỉ ở nhà, ở chùa này hay ở đâu cũng
giống nhau, tính khỉ giống nhau. Nếu đã hiểu rõ về tính khỉ ta đâu cần gì phải bực
tức điên đầu với những hành vi của chúng nữa, đúng không? Ta chỉ cần nhìn thấy
khỉ, và tâm vẫn bình an như vô sự.
Bình an là như vậy đó. Chúng ta cần phải biết những cảm nhận. Có những
cảm nhận vui, có những cảm nhận không vui, nhưng điều đó không quan trọng.
Đó chỉ là trò khỉ của chúng. Cũng giống như trò khỉ, mọi con khỉ đều vậy. Chúng
ta hiểu rằng những cảm nhận đôi lúc dễ chịu, đôi lúc không—đó chỉ là tính chất
của chúng. Chúng ta cần hiểu rõ chúng là vậy và biết cách buông bỏ chúng.
Những cảm nhận là không chắc chắn. Chúng là biến đổi, không hoàn hảo và vô
chủ thể (vô thường, khổ và vô ngã). Mọi thứ chúng ta nhận thức là như vậy. Khi
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm tiếp nhận những cảm nhận, chúng ta biết rõ những
cảm nhận đó, đơn giản giống như chúng ta biết rõ về những con khỉ. Nhờ đó
chúng ta có thể được bình an.
Khi những cảm nhận khởi sinh, chỉ cần biết rõ về chúng. Tại sao bạn phải
chạy theo hay dính theo chúng? Những cảm nhận không phải là thứ gì chắc chắn.
Sau một phút chốc thì những cảm nhận đó biến mất, sau đó lại đến những cảm
nhận khác. Chúng có mặt tùy thuộc vào sự biến đổi. Và tất cả chúng ta đang hiện
hữu cũng tùy thuộc vào sự biến đổi. Hết thở ra rồi đến thở vào. Phải có sự thay
đổi như vậy. Nếu ai cứ cố thở vô mà không thở ra, có làm được không? Hoặc chỉ
muốn thở ra mà không thở vào hơi thở khác, có được không? Nếu không có sự
thay đổi, hơi không đổi ra đổi vào, thì ta sẽ sống được bao nhiêu phút? Phải có
thở ra và thở vào.
Những cảm nhận cũng giống vậy. Phải có những thứ cảm nhận khác nhau
đó. Bởi nếu không có, bạn không thể tu tập phát triển trí tuệ gì cả. Nếu không có
sai thì làm sao có đúng. Bạn phải đúng trước rồi mới nhìn thấy cái gì là sai. Đó là
cách của mọi thứ.
Đối với đệ tử thực sự chuyên tâm, càng nhiều cảm nhận khác nhau thì tốt.
Nhưng rất nhiều thiền sinh luôn cố tránh né những cảm nhận, họ không muốn đối