Ai cũng dặn: ''Đừng làm bể ly, coi chừng bể ly!''. Bạn có thể ngăn không cho
nó bể sao? Nó không bể bây giờ thì sau này nó cũng hư bể thôi. Hoặc nếu bạn
không làm bể, có thể ai đó cũng làm bể thôi. Nếu không ai làm bể, không chừng
mấy con gà vô bếp cũng làm bể đó! Phật dạy chúng ta nên biết chấp nhận điều
này. Phật nhìn thấu sự thật của mọi thứ, cứ coi cái ly đã bể rồi. Mỗi khi dùng cái
ly, cứ quán chiếu điều đó, coi như nó đã bể. Quý vị hiểu được chỗ này không? Sự
hiểu biết của Phật là vậy đó. Phật nhìn thấy lý này trong cái ly bể. Đến lúc nào đó
rồi nó sẽ bể. Hãy tu tập phát triển loại hiểu biết này. Dùng cái ly này, cố giữ gìn
nó, đến một ngày, trượt tay, ly rớt bể. Không sao. Vì sao không sao? Vì ta đã biết
trước sau gì nó cũng hư bể. Chẳng có gì là tốt hoài, trẻ hoài. (Ví dụ khi nghĩ đến
ta hiện tại hãy quán chiếu về cái ta già, ta chết; vì đến lúc thân này cũng già và
cũng chết, đó là điều chắc chắn).
Nhưng thường ai cũng tham nắm của cải và chấp giữ này nọ: ''Tôi thích cái
ly này quá, tôi muốn nó đừng bao giờ hư bể''. Sau đó con chó chạy qua hất bể...
''Tôi sẽ giết con chó khốn kiếp đó!''. Bạn thù ghét con chó vì ‘dám’ làm bể cái ly
của bạn. Nếu con bạn làm bể, bạn cũng ghét nó luôn. Vì sao vậy? Bởi bạn tự xây
đập đưa mình lên cao, bạn xây đập bít cửa, không chừa một lối thoát nào cho
nước chảy. Nên chỉ còn cách đến lúc tức nước bể đập. Khi ngăn đập, bạn phải
chừa lối thoát nước để khi nước lên cao nước có đường chảy bớt ra để giữ đập an
toàn. Khi nước lũ tràn kín đập, bạn phải mở đường thoát nước để xả đập. Đó là
nguyên lý van an toàn. Lẽ vô-thường chính là cái van an toàn của bậc chân tu và
Thánh Nhân. Nếu bạn có được cái ''van an toàn'' như vậy thì bạn được bình an.
(Dù bạn có muốn cái ly không hư bể, nhưng bạn vẫn nên chừa một đường cho lẽ
vô thường, để khi lỡ cái ly bị bể bạn vẫn thấy bình an chứ không bị sốc, không bị
tức giận với ai làm bể nó).
Khi đứng, khi đi, khi ngồi, khi nằm, tu tập liên tục đều đặn, dùng sự chánh
niệm (sati) để quan sát và phòng hộ cáo tâm. Đây chính là tu, là định tâm
(samādhi) và trí tuệ (panna). Cả hai là một thứ, nhưng chỉ là hai cách nói, hai
cách nhìn khác nhau mà thôi.
Nếu chúng ta thực sự nhìn thấy tính ‘không chắc chắn’ thì sẽ nhìn thấy
những thứ không chắc chắn. (Nếu hiểu rõ tính vô thường thì có thể nhìn thấy
những thứ vô thường). Chỉ có một điều chắc chắn đó là: “mọi thứ đều là không
chắc chắn”, mọi thứ phải theo đường lối của sự vô thường, không thể nào khác