giới hạnh cho mình. Có thể sẽ tiếp tục thiếu chú tâm, do quên lãng, do lơ tâm, do
phóng túng nên tiếp tục phạm vào các giới hạnh. Sau khi nhận ra sự sai phạm,
thiết lập lại giới hạnh cho mình. Cứ phải tu tập như vậy cho đến khi nào mình có
thể hoàn toàn kiêng cử và tránh bỏ được những điều phạm vào năm giới hạnh đó.
Nếu chịu khó và ý thức tu tập theo cách như vầy, chẳng bao lâu khả năng
chánh niệm (sati) sẽ tốt hơn, có mặt thường trực hơn và liên tục, giống như
những giọt nước liên tục chảy thành dòng từ vòi của bình nước này. Nếu chúng ta
tu tập không liên tục, giống như chúng ta nâng bình nước lên chút ít, những giọt
nước ra khỏi vòi sẽ không liên tục, nhỏ xuống bộp...bộp...bộp từng giọt cách
nhau. Nhưng nếu chúng ta tu tập liên tục đều đặn, giống như chúng ta nâng bình
nước lên cao hơn, những giọt nước từ vòi sẽ chảy nhanh hơn, nhỏ xuống nhanh
hơn bộp-bộp...bộp-bộp... Nếu chúng ta (bỏ thêm nỗ lực) nâng bình nước lên cao
hơn nữa, những giọt nước từ vòi không còn ''bộp bộp'' nữa, mà chúng nối nhau
chảy thành một dòng nước liên tục từ vòi.
Phải nói về Giáo Pháp theo cách như vậy để quý vị dễ hình dung, dễ thấy;
phải dùng những ví dụ thực tế thì mới thấy được, mới hiểu được, bởi vì Giáo
Pháp vốn không có hình sắc. Giáo Pháp không phải hình vuông, hình tròn, ta
không thể nói Giáo Pháp là hình gì hết. Cách duy nhất để nói về Giáo Pháp là
dùng những ví dụ thực tế như vậy. Đừng nghĩ Giáo Pháp ở đâu xa xôi. Nó đang ở
ngay đây với bạn, ngay tại đây, ngay xung quanh bạn. Hãy coi, một phút này ta
thấy vui, phút sau thấy buồn, phút nữa thấy bực... mỗi phút chốc mỗi trạng thái
khác nhau, đó là Giáo Pháp. Tất cả Giáo Pháp nằm ngay ở đó. Bất cứ thứ gì gây
ra khổ ta phải giải quyết và trừ bỏ nó. Nếu khổ vẫn còn đó, coi thêm lần nữa, cho
đến khi nào ta nhìn thấy rõ rệt. Nếu ta có thể nhìn thấy rõ ràng thì chúng ta sẽ
không bị khổ, bởi vì không còn cái khổ nữa. Nếu khổ vẫn còn đó, hoặc bạn vẫn
tiếp tục thấy khổ thì có lẽ bạn đang đi lệch sai đường. Chỗ ta còn bị dính kẹt, khi
nào ta còn thấy mình khổ quá, thì ta đã (nhìn) sai ngay chỗ đó. Khi nào bạn thấy
mình sướng, thấy mình quá khoái lạc như đang trôi trên mấy tầng mây... thì ngay
đó ta cũng đã (nhìn) sai!. (Quá khổ cũng sai, vì chưa nhìn ra nguyên nhân và bản
chất khổ; quá sướng cũng sai, chưa nhìn ra nguyên nhân và bản chất của sự
sướng đó).
Nếu tu tập như cách tôi vừa nói, bạn sẽ luôn luôn có sự chánh niệm (sati)
trong mọi tư thế. Khi có chánh niệm [sati, thường nhớ] và sự rõ biết