70
Giáo Pháp Chiến Đấu
Đánh tham, đánh sân, đánh si... ba thứ đó là kẻ thù. Trong việc tu tập của
đạo Phật, con đường của Phật, chúng ta chiến đấu bằng Giáo Pháp, dùng sự chịu
khó kiên nhẫn. Chúng ta chiến đấu bằng việc chống lại vô số những trạng thái
(thân và tâm) của ta.
Giáo Pháp và thế gian liên quan với nhau. Chỗ nào có Giáo Pháp là có thế
giới, chỗ nào có thế giới là có Giáo Pháp. Ở đâu có các ô nhiễm bất tịnh thì ở đó
có người chinh phục những ô nhiễm bất tịnh, có người chiến đấu với chúng. Đây
được gọi là cuộc chiến bên trong ta. Chiến đấu bên ngoài thì người ta dùng gươm
đao súng đạn, họ chinh phục và bị chinh phục. Chinh phục thắng thua với người
khác, đó là thói sống của thế gian, là chuyện dài của thế sự. Còn tu hành thì
chúng ta không cần chiến đấu với ai hết, chỉ cần chinh phục cái tâm của mình,
chịu khó kiên nhẫn và chống lại những trạng thái (thân và tâm) của ta.
Khi đã bước vào tu tập, chúng ta không còn chấp chứa những sân giận hay
thù ghét lẫn nhau, thay vì vậy chúng ta dẹp bỏ tất cả mọi dạng ác ý trong những
hành động và ý nghĩ của chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi tính ghen tỵ, thù hằn,
ác ý. Sự thù ghét chỉ hết nếu không còn chấp chứa tính nóng nảy và bực tức.
Những hành động nguy hại và sự trả thù là khác nhau, nhưng chúng liên
quan nhau. Những hành động đã làm, đã xảy ra thì đã xong, không cần thiết phải
đáp lại bằng sự trả đũa, trả thù và bạo lực. Chỗ này là nghiệp (kamma). Sự trả thù
(vera) nghĩa là tiếp tục cái nghiệp đó bằng ý nghĩ ''người làm ta vậy thì ta sẽ trả
đũa lại''. Nghĩ như vậy nên chẳng bao giờ kết thúc thù hận. Điều đó chỉ khiến hai
bên luôn luôn tìm cách trả thù nữa, và mối hận thù cứ kéo dài không ngơi. Dù đi
đâu vẫn mang theo mối oán thù đó theo.
Vị thầy tối cao (Đức Phật) chỉ lo dạy thế gian với lòng đại bi dành cho tất cả
mọi chúng sinh. Còn thế gian thì cứ tiếp diễn như vậy. Người khôn trí nên nhìn
kỹ về vấn đề này và nên chọn làm những điều có giá trị thực sự. Khi còn là thái
tử Phật đã tập luyện nhiều môn chiến đấu, nhưng Phật đã nhìn thấy những thứ võ