LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 452

Đức Phật chỉ ra giá trị của việc chánh niệm liên tục (sati): chú tâm, thường

biết.

96

Dù ta đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm, dù đang làm gì, chúng

ta phải có năng lực chánh niệm. Khi chúng ta có chánh niệm chúng ta nhìn thấy
mình, chúng ta nhìn thấy tâm mình. Chúng ta nhìn thấy ''thân bên trong thân '',
''tâm bên trong tâm''. Còn nếu chúng ta không có chánh niệm, chúng ta chẳng biết
gì, chúng ta không ý thức gì về mọi sự đang diễn ra.

Do vậy chánh niệm (sati) là rất quan trọng. Với sự chánh niệm thường trực,

chúng ta sẽ lắng nghe theo Giáo Pháp của Đức Phật mọi lúc mọi nơi. Điều này là
bởi cái ''mắt nhìn những hình sắc'' là Giáo Pháp; ''tai nghe những âm thanh'' là
Giáo Pháp; ''mũi ngửi những mùi hương'' là Giáo Pháp; ''lưỡi nếm những mùi vị''
là Giáo Pháp, ''thân nếm trải/cảm giác những cảm nhận'' là Giáo Pháp; khi những
nhận thức khởi lên trong tâm, đó cũng là Giáo Pháp. Do vậy, ai có sự chánh niệm
thường trực thì luôn nghe thấy Giáo Pháp của Phật. Giáo Pháp vẫn luôn ở đó. Tại
sao? Bởi nhờ có chánh niệm, bởi nhờ chúng ta ý thức rõ, thường biết, luôn tỉnh
giác.

Sati là nhớ, niệm. Sampajañña là rõ biết về mình, tỉnh giác về mình. Sự rõ

biết hay tỉnh giác là Phật tâm, là Phật. Khi nào có sự chánh-niệm và sự hiểu biết
rõ ràng [rõ-biết] về mình (sati-sampajañña) thì thí tuệ hiểu biết sẽ theo sau. Khi
mắt nhìn thấy hình sắc (thì khởi tâm): thứ này hợp hay không hợp? Khi tai nghe
âm thanh: thứ này hợp hay không hợp? Nó có hại không? Nó sai hay đúng? Và
cứ như vậy, ta cứ luôn khởi tâm này nọ với mọi thứ. Nếu chúng ta hiểu biết Giáo
Pháp, chúng ta nghe thấy Giáo Pháp mọi lúc mọi nơi.

Vậy chúng ta hãy hiểu rằng ngay bây giờ chúng ta đang học giữa Giáo Pháp.

Dù chúng ta đi tới hay bước lùi, chúng ta đều gặp Giáo Pháp—tất cả đều là Giáo
Pháp, nếu chúng ta có sự chánh niệm. Ngay khi thấy một con vật trong rừng
chúng ta có thể suy xét, quán chiếu và nhìn ra mọi loài thú đều giống như chúng
ta. Chúng cũng chạy trốn khó khổ và chạy theo khoái sướng, cũng giống hệt như
chúng ta. Cái gì không thích chúng tránh né; chúng cũng sợ chết, y hệt như con
người. Nếu chúng ta quán xét về điều này, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả mọi sinh
vật trên thế gian, kể cả con người, đều giống như nhau, mặc dù những bản năng
khác nhau. Nghĩ theo cách này được gọi là tu dưỡng tâm, là thiền (bhāvanā)

97

, là

nhìn thấy đúng như sự thật: rằng tất cả mọi loài đều là bạn đồng hành trên cùng
chiếc xuồng ‘sinh, lão, bệnh, tử’. Những loài vật cũng như loài người và loài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.