Cứ như vậy, Giới Luật có thể làm rối trí rối tâm người tu, nhưng Giới Luật
có giá trị của nó. Để làm đúng theo nó, các sư thầy thường nhắc rằng: ''Có điều
luật nào mình chưa biết thì mình nên học. Nếu chưa biết thì mình nên hỏi những
người đã biết''. Các sư thầy đã thực sự nhấn mạnh ý này.
Giờ nếu mà không biết về các giới luật thì chúng ta không ý thức được sự vi
phạm giới luật của chúng ta. Ví dụ, trước kia có một vị trưởng lão, sư Ajahn Pow
ở chùa Wat Kow Wong Got, tỉnh Lopburi. Một ngày nọ, một Mahā
, là một đệ tử
của sư, đang ngồi chỗ sư thì có một vài phụ nữ bước vào và thưa rằng:
''Thưa Sư Phụ (Luang Por)!
Chúng con muốn mời thầy đi tham quan với
chúng con một chuyến, thầy đi được không?''.
Vị sư trưởng lão không trả lời. Vị Mahā ngồi bên cạnh nghĩ rằng sư phụ
Ajahn Pow chưa nghe nên đã nhắc lại:
''Sư Phụ có nghe chưa? Những cô Phật tử này nói mời sư phụ đi tham quan
một chuyến với họ''.
Sư phụ nói: ''Thầy đã nghe rồi''.
Những cô Phật tử kia hỏi lại: ''Sư phụ, vậy sư phụ có đi với chúng con
không?''.
Vị thầy cứ ngồi yên và chẳng nói gì về lời thỉnh mời đó. Khi họ đi về rồi, vị
thầy Mahā mới hỏi:
''Sư phụ, tại sao thầy không trả lời họ?''.
Vị thầy giải thích: ''Này Mahā, thầy không biết điều luật này sao? Những
người vừa ở đây toàn là phụ nữ. Nếu phụ nữ mời thầy đi đâu đó, thầy không nên
làm theo. Nếu tự họ khởi xướng, thu xếp và tổ chức thì không sao. Nếu thầy
muốn đi thì thầy có thể đi, bởi vì thầy đã không tham gia vào việc khởi xướng,
thu xếp, hay tổ chức chuyến đi''.
Vị Mahā ngồi trầm ngâm: ''Ồ, con thật là ngu dốt''.
Luật Tạng đã ghi rằng nếu thực hiện việc thu xếp (khởi xướng, tổ chức)
cùng với phụ nữ, và sau đó đi cùng với phụ nữ, thì cho dù không làm điều gì sai
trái vẫn bị coi là phạm vào một điều luật pācittiya.