LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 481

sự biết đó cũng vẫn là thiếu sót. Ví dụ có cái ly ngay đây. Ai cũng biết cái ly,
nhưng chẳng ai hiểu biết hoàn toàn về cái ly. Tại sao họ không biết hoàn toàn về
nó? Giả sử tôi gọi nó là cái chén, bạn nói sao? Giả sử mỗi lần tôi nhờ bạn: ''Xin
đưa giùm cái chén'', chắc bạn sẽ ngạc nhiên. Tại sao vậy? Bởi bạn chưa hiểu biết
hết về cái ly. Nếu bạn hiểu được cái chén là cái ly thì đâu còn gì khó. Lúc đó bạn
chỉ cần cầm cái chén đưa tôi, bởi vì đích thực không có cái ly nào cả: tên cái đó là
‘chén’. Tôi giả dụ như vậy các bạn có hiểu không? Cái ly chỉ là do quy ước, do
chúng ta gọi mà thôi. Quy ước này được công nhận khắp đất nước này, cho nên
nó là cái ly. Nhưng đích thực thì chẳng có cái ''ly'' thực nào cả. Nếu ai đó muốn
gọi đó là cái chén, thì nó lại là cái chén. (Chẳng qua chỉ là cách gọi). Đó chỉ là
''khái niệm''. (Chỉ là giả danh, chỉ là danh nghĩa). Nếu chúng ta hiểu biết rõ về cái
ly, thì nếu có ai gọi nó là cái chén, ta cũng chẳng sao. Dù ai có gọi nó là cái gì ta
cũng không chấp, bởi ta đâu có ngu dốt hay mù mờ về bản chất đích thực của nó.
Ngay đây, ta trở thành cái “người biết”.

Giờ quay lại bản thân chúng ta. Giả sử có ai nói: ''Mày ngu!'' hay ''Mày

điên''. Dù điều đó là không đúng, nhưng ta vẫn thấy khó chịu. Mọi thứ đều trở
nên khó khăn bởi chúng ta cứ muốn có và muốn được. Bởi do những tham muốn
có và được, do chúng ta không hiểu biết theo đúng sự thật, cho nên chúng ta
không hài lòng. Nếu chúng ta biết về Giáo Pháp, chúng ta giác ngộ Giáo Pháp, thì
tham sân si sẽ biến mất. (Nguyên lý là như vậy). Khi chúng ta hiểu rõ đường lối
(quy luật, bản chất, lẽ tự nhiên) của mọi thứ thì đâu còn gì chúng ta phải chấp có
chấp không hay chấp được chấp mất làm chi nữa.

(Ví dụ, sau khi biết rõ nước tự do chảy từ cao xuống thấp thì ta đâu còn chấp

hay muốn nước tự do chảy từ thấp lên cao nữa).

Tại sao việc tu hành lại khó khăn và tốn nhiều tâm huyết như vậy? Đó là do

những tham muốn. Ngay khi ngồi xuống thiền, chúng ta muốn được bình an. Nếu
không muốn được bình an thì ta đâu có ngồi thiền. Ngay khi vừa ngồi xuống đã
muốn có ngay sự bình an, nhưng cái ‘sự muốn’ tâm được bình an đã làm bối rối,
làm phân tán và ta cảm thấy bất an. Nó như vậy đó. Nên Phật đã dạy: ''Đừng nói
với tham muốn, đừng ngồi với tham muốn, đừng đi với tham muốn... Khi làm bất
cứ điều gì, đừng làm với tham muốn
''. Tham muốn là dục vọng. Nếu bạn không
muốn làm điều gì thì bạn không làm nó. Khi tu tập cho đến chỗ này, chúng thấy
rất nản lòng vì thế bí, (nản lòng vì mình muốn tu để chứng đắc được tầng thiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.