định, muốn tu để đạt đến sự bình an mà cách tu thì là... không được muốn, là
bằng cách dẹp bỏ cái muốn đó). Vậy tu làm sao? Ngay khi vừa ngồi xuống trong
tâm đã khởi sự tham muốn.
Bởi do điều đó nên rất khó mà quan sát thân và tâm. Giáo lý nói thân và tâm
không phải là cái ‘ta’ hay không thuộc về ‘ta’, vậy thì chúng thuộc về ‘ai’? Rất
khó giải tỏa vấn đề này, chúng ta phải dựa vào trí tuệ. Phật đã dạy chúng ta phải
tu tập bằng sự ''buông-bỏ'', đúng không? Mà nếu đã buông bỏ thì cũng không tu
tập gì hết, đúng không? Bởi chúng ta đã buông bỏ mà.
Giả sử chúng ta đi mua mấy trái dừa ở chợ, và khi chúng ta mang về, có
người hỏi:
''Anh mua mấy trái dừa đó làm gì?''
''Tôi mua để ăn''
''Thầy có ăn vỏ dừa không?''
''Không''
''Tôi không tin. Nếu anh không ăn vỏ dừa vậy anh mua nguyên trái còn vỏ
làm gì?''.
Người ta nói vậy mình nói gì bây giờ? Có cách nào trả lời họ nữa không?
Chúng ta tu tập với sự mong muốn. Nếu chúng ta không mong muốn, chúng ta
không tu làm gì. Tu với sự mong muốn tìm cầu là tu có dục vọng (tanhā). Suy xét
kỹ theo cách như vậy mới có thể phát sinh trí tuệ, các bạn biết không. Ví dụ lại về
mấy trái dừa đó. Bạn có định ăn mấy vỏ dừa đó không? Dĩ nhiên không. Vậy tại
sao mang chúng
về? Bởi chưa có thời gian lột bỏ chúng đi. Nó hiện thời vẫn có ích là vỏ bọc
chứa phần cơm dừa và nước dừa bên trong. Sau khi ăn phần cơm dừa và nước
dừa thì quăng bỏ vỏ dừa, cũng tốt thôi. Việc tu tập của chúng ta là như vậy đó.
Phật đã dạy: ''Đừng làm với tham muốn, đừng nói với tham muốn, đừng ăn với
tham muốn''. Khi đang đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm... bất cứ khi nào...
đừng làm với tham muốn. Có nghĩa là làm nó với sự buông bỏ. Cũng giống như
khi mua dừa ngoài chợ. Chúng ta không muốn ăn vỏ dừa, chỉ là chưa đến lúc
chúng ta giục bỏ chúng đi. Trước mắt chúng ta tạm giữ nó. Đó là cách tu. Khái
niệm và sự chuyển hóa
cùng tồn tại đồng thời, giống như cơm dừa và vỏ dừa