LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 512

đó?''—Nhiều người nghĩ như vậy. ''Nếu Phật đã thực sự biết, chắc Phật đã nói cho
chúng ta rồi. Tại sao Phật còn giữ điều gì bí mật với chúng ta?''.

Thực ra cách nghĩ như vậy là sai. Chúng ta không thể nhìn thấy sự thật bằng

cách đó. Chúng ta phải thực tập, phải tu dưỡng, phải tu thiệt thì mới có thể nhìn
thấy. Phật chỉ chỉ ra cách để phát triển trí tuệ hiểu biết, chỉ vậy thôi. Phật đã nói
rằng phần chúng ta chúng ta phải tự tu cho mình. Ai chịu tu tập thì sẽ có thể đi
đến mục tiêu đó.

Nhưng cái con đường mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, nó lại đi ngược với

những thói tâm tập tính của chúng ta. Sống thanh đạm, sống kiêng cữ kiềm
chế...đó là những điều chúng ta đâu thích làm, nên chúng ta thường nói: ''Chỉ
luôn đường cho chúng con, chỉ luôn ngay đường tới Niết-bàn đó để chúng con dễ
dàng đến đó luôn''. (Nhưng đúng nghĩa tu hành thì làm sao có chuyện đó!). Cũng
như trí tuệ. Đức Phật không thể chỉ cho chúng ta trí tuệ, trí tuệ không phải là thứ
có thể được chuyển giao từ người này qua người khác. Phật chỉ có thể chỉ đường
để chúng ta tu tập phát triển trí tuệ, còn tu tập phát triển được nhiều hay ít là tùy ở
mỗi chúng ta. Công đức và đức hạnh tu tích được của mỗi người cũng khác nhau.
Căn cơ tu tập của mỗi người cũng khác nhau.

Chỉ cần nhìn vào một vật gì đó, ví dụ như những tượng sư tử gỗ ở trước

sảnh đường này. Người ta đến nhìn chúng và chẳng ai giống ý ai. Người thì nói
chúng đẹp quá. Người thì nói chúng thấy ghê ghê. Cũng một con sư tử đó mà vừa
đẹp vừa xấu. Chỉ cần điều này cũng đủ biết mọi thứ mọi sự tùy theo mọi người là
như thế nào.

Do vậy, tùy theo căn cơ của mỗi người mà giác ngộ Giáo Pháp; có khi chậm,

có khi nhanh. Phật và những vị thánh đệ tử ngày xưa đều giống nhau ở chỗ mỗi
người đều phải tự mình tu tập cho mình, tuy nhiên họ vẫn cần có thầy để khuyên
dạy và hướng dẫn các thao tác kỹ thuật trong tu tập.

Giờ, khi chúng ta lắng nghe Giáo Pháp có thể chúng ta muốn nghe cho đến

khi tất cả mọi nghi ngờ đều được giải tỏa, nhưng những nghi ngờ không bao giờ
được giải tỏa chỉ bằng việc lắng nghe. Chướng ngại nghi-ngờ không phải đơn
giản vượt qua chỉ bằng cách lắng nghe hay suy nghĩ, trước nhất chúng ta cần phải
làm sạch cái tâm. Để làm sạch cái tâm có nghĩa là chúng ta phải tu đi tu lại liên
tục. Dù chúng ta có lắng nghe thầy nói bao nhiêu lần về sự thật đi nữa thì chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.