LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 513

ta cũng không bao giờ thấy hay biết sự thật đó chỉ bằng sự lắng nghe. Nếu chúng
ta có biết gì thì đó cũng chỉ là sự đoán mò hay phỏng đoán.

Tuy vậy, tuy việc lắng nghe Giáo Pháp không dẫn đến giác ngộ, nhưng nó

cũng rất có ích. Thời Phật sống thì có một số người chỉ cần đang lắng nghe Phật
nói Giáo Pháp là họ giác ngộ ngay, thậm chí chứng đắc đến thánh quả cao nhất
A-la-hán. Nhưng những người đó là những người đã tu tập phát triển rất cao, tâm
họ đã hiểu biết đến mức độ cao. Giống như hơi khí trong trái banh, dù các cầu thủ
cố đá mạnh đá cao cỡ nào, hơi khí vẫn nằm trong trái banh, không thể thoát ra.
Nhưng chỉ cần có một cây kim nhỏ đâm vào thì lập tức hơi khí sẽ vụt thoát ra. (Ý
nói sự tu tập của các bậc thánh đó đã chín chắn như hơi khí căng đầy, chỉ cần có
một bài giảng giải của Phật là họ có thể khai mở trí tuệ giải thoát).

Tâm của các vị thánh đệ tử đó lúc đầu chưa được giải thoát bởi vì vẫn chưa

có thêm một điều kiện nhỏ để nó thoát ra giác ngộ, giống như trái banh căng chưa
có một cây kim nhỏ để khai thoát hơi khí bên trong ra. Ngay khi họ nghe Giáo
Pháp và nó chạm vào đúng điểm, trí tuệ sẽ khởi sinh. Họ lập tức hiểu biết, lập tức
buông bỏ và giác ngộ Giáo Pháp đích thực. Điều đó xảy ra theo cách như vậy. Nó
cũng dễ dàng. Tâm đã tự dựng thẳng dậy. Nó thay đổi, nó đảo ngược từ cách nhìn
này sang cách nhìn khác, từ sự hiểu biết sai lệch (tà kiến) sang sự hiểu biết đúng
đắn (chánh kiến). Bạn có thể cho nói điều đó quá xa vời, hoặc có thể nói nó quá
gần.

Đó là việc chúng ta phải tự làm cho mình. Phật chỉ chỉ dẫn những bước

đường để mọi người tự tu phát triển trí tuệ, Phật chỉ chỉ ra lý để tu hành, các sư
thầy thời sau cũng vậy thôi. Các thầy tổ xưa nay nói giảng về Giáo Pháp, họ nói
về sự thật, nhưng chúng ta vẫn chưa thể biến sự thật đó thành của mình, trong
tâm mình. Tại sao không? Bởi vì vẫn còn một ''màn phim'' che đậy sự thật đó.
Hoặc chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang chìm, vẫn đang ngập chìm trong
nước lũ. Kāmogha– dòng ''nước lũ'' dục lạc. Đó là Bhavogha– dòng ''nước lũ'' trở
thành, sinh thành, tạo nghiệp.

''Sự trở thành'' hay nghiệp hữu (bhava) có nghĩa là ''cảnh giới tái sinh''. Dục

vọng khoái lạc giác quan (nhục dục) được sinh ra từ những hình sắc, âm thanh,
mùi hương, mùi vị, những cảm giác và những ý nghĩ- [sắc, thanh, hương, vị, xúc,
pháp]- chúng ta gắn mình với những thứ đó. Tâm nhận lấy những thứ đó và bị
dính theo dục lạc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.