LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 540

Có một số người cạo đầu đi tu để tìm một cuộc sống dễ dàng. Dễ dàng có từ

chỗ nào? Nguyên nhân nào có được sự dễ dàng? Mọi sự dễ dàng dễ chịu đều dẫn
đầu bởi sự khổ. (Có khổ mới có sướng. Không có khổ thì cái gì được gọi là
sướng). Tất cả mọi sự trên đời đều là như vậy: bạn phải chịu khổ chịu cực làm thì
mới có lúa có gạo để ăn. Trong tất cả mọi sự, chúng ta phải chịu khó trước, phải
nếm trải sự khó khổ trước. Một số người muốn thành thầy tu để được nghỉ ngơi
và thoải mái, họ nói họ chỉ muốn ngồi thảnh thơi và yên thân nghỉ ngơi một thời
gian. Nếu bạn không chịu khó học chữ thì làm sao bạn mong sau này có thể đọc
và viết dễ dàng? Làm gì có chuyện đó, đúng không? Không chịu tu làm sao sau
này có được hạnh phúc và sự dễ chịu cho được.

Nói về chỗ lý, tại sao nhiều người nghiên cứu học hành rất nhiều, nhưng khi

trở thành tu sĩ thì chẳng tu được tới đâu? Cái kiến thức của họ thuộc loại khác,
thuộc con đường khác. Họ học chứ không tu tập chính mình, họ không nhìn vào
trong tâm mình. Họ chỉ ‘quậy’ tâm mình bằng sự ngu mờ, họ chỉ tìm kiếm những
thứ không giúp mang lại sự tĩnh lặng và đức hạnh. Kiến thức của Phật không phải
loại kiến thức thế tục, đó là loại kiến thức siêu thế gian, đó hoàn toàn là loại kiến
thức khác.

Chính vì chỗ này, ai muốn xuất gia đi tu theo đạo Phật thì phải chấp nhận từ

bỏ tất cả giai cấp, địa vị, danh phận của mình trước đây. Ngay cả một nhà vua
muốn đi tu thiệt thì cũng phải từ bỏ ngôi vị vương đế của mình, vua cũng không
mang theo những thứ thế tục vào sự tu hành. Vua không mang theo của cải, danh
phận, kiến thức, hay quyền lực gì theo sự xuất gia tu hành của mình. Việc tu hành
là để từ bỏ, buông bỏ, để nhổ sạch các gốc ô nhiễm, để dừng lại.

Nếu ta có bệnh nhưng không trị bệnh bằng thuốc thì bệnh có thể hết hay

không? Chỗ nào mình thấy sợ thì cứ đi thẳng đến đó. Chỗ nào có nghĩa địa hay
nhà xác làm ta sợ hãi, hãy đi thẳng đến đó. Khoát áo cà-sa, bước đi đến đó và
quán niệm: ''Aniccā vata sankhārā....''

145

Đứng thiền và đi thiền ở đó, nhìn vào

bên trong tâm mình để nhìn thấy nỗi sợ hãi của mình trong đó. Tất cả sẽ trở nên
rõ rệt. Hiểu rõ sự thật bản chất của những thứ hữu vi, có điều kiện. Ở đó và quán
sát (các tử thi) cho đến khi chạng vạng, chiều tối, cho đến tối thui, tối khuya, và
cho đến khi ta có thể ở đó suốt đêm.

Phật đã nói: ''Ai nhìn thấy Giáo Pháp là nhìn thấy Như Lai. Ai nhìn thấy

Như Lai là nhìn thấy Niết-bàn''. Nếu chúng ta không làm theo gương Phật thì làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.