sẽ ra sao? Thì ta sẽ như người đui và điếc, mũi và lưỡi như mất đi, thân như hoàn
toàn trơ liệt. Vậy thì còn gì mà nói. Người ta cứ hay nghĩ rằng nếu họ đến những
nơi ẩn dật lánh trần đó thì họ có thể tìm thấy sự bình an. Nhưng không phải vậy,
sự bình an đích thực là có được từ trí tuệ giác ngộ chứ không phải sự bình an tạm
thời có được từ sự lánh trần. Tôi không trách gì họ, bởi chính bản thân tôi cũng
đã từng nghĩ lầm như vậy...
Hồi trẻ khi tôi mới tập thiền, tôi ngồi thiền, có những tiếng ồn quấy nhiễu
tôi, tôi tự nghĩ rằng: ''Làm sao ta làm cho tâm bình an được?''. Tôi lấy sáp ông bịt
hai lỗ tai lại để không nghe thấy gì. Chỉ còn nghe tiếng um um nhỏ nhỏ. Tôi nghĩ
rằng làm vậy sẽ tâm sẽ được an, nhưng không, rốt cuộc tất cả mọi sự nghĩ suy và
sự lăng xăng không phát sinh từ chỗ hai tai. Nó phát sinh từ tâm. Tâm. Chính là
tâm. Đó mới là nơi để ta tìm kiếm sự bình an. Sự an tâm là ở chỗ tâm, tâm an hay
không là do chỗ tâm.
Nói cách khác, dù bạn đang ở đâu bạn cũng chẳng muốn làm gì, bởi bạn
nghĩ mọi thứ đang quấy nhiễu sự tu tập của bạn. Bạn không muốn quét sân hay
làm bất cứ việc gì. Sư phụ kêu bạn phụ làm giúp mấy việc lặt vặt trong chùa
trong chùa bạn cũng không muốn làm, hoặc có làm cũng làm cho có, bởi bạn cho
rằng đó chỉ là những việc bên ngoài, không dính líu gì đến việc tu tập bên trong
của bạn.
Tôi thường nêu ví dụ về một đệ tử của tôi, thầy đó đã thực sự nỗ lực ''buông
bỏ'' để tìm sự bình an. Tôi chỉ dạy về cách ''buông bỏ'' và thầy ấy hiểu rằng buông
bỏ được tất cả mọi thứ thì mới thực sự bình an. Và thầy đó làm y vậy: kể từ khi
đến chùa, thầy ấy không muốn làm gì hết. Ngay cả khi gió thổi bay hết một nửa
mái chòi (kuti, cốc) của thầy ấy, thầy ấy cũng chẳng thèm quan tâm. Thầy ấy nói
đó là những thứ bên ngoài. Do vậy thầy ấy cũng không thèm sửa lại mái cốc. Khi
bị nắng hay mưa gốc này, thầy ấy chuyển qua gốc khác. Thầy ấy nghĩ kiểu như:
chuyện mái nhà bị hư, bị mưa nắng chẳng phải việc của ta vậy. Việc của ta chỉ là
làm sao cho tâm được bình an. Những thứ khác chỉ là những thứ làm xao lãng, ta
không quan tâm. Đó là cách thầy ấy hành xử khi mái nhà bị hư.
Một bữa tôi đi ngang qua và nhìn lên mái cốc bị sập.
''Này, cái kuti này là của ai vậy?''