LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 545

những điều kiện (duyên) đó; rồi những điều kiện (duyên) đó làm khởi sinh ra thứ
gì đó. Có nhân, có duyên, tạo ra hiện tượng.

Nếu chúng ta nghĩ sự bình an nằm ở nơi không có cảm nhận cảm giác, vậy

thì trí tuệ phát sinh từ đâu ra? Nếu không có gì làm sao có những điều kiện nhân
quả? Không có gì, vậy chúng ta tu tập với cái gì? Nếu chúng ta cứ phiền trách
tiếng ồn, vậy thì ở đâu có tiếng ồn là chúng ta không thể bình an. Chúng ta nghĩ
những nơi đó là không tốt. Hễ nơi nào có cảnh sắc thì chúng ta nói nơi đó không
tốt. Nếu nghĩ vậy, vậy tốt nhất các giác quan đều bị đui, điếc và chết hết thì mới
có bình an. Nghĩ vậy mà cũng nghĩ. Nhưng, tôi hiểu cho các thầy, bởi tôi cũng
từng nghĩ kiểu như vậy...

Tôi cũng từng nghĩ như vầy: ''Hừm, điều này lạ thiệt. Giáo lý nói rằng sự

khổ khởi sinh từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Vậy ta đui mù điếc sẽ tốt hơn
không? Nếu chúng ta không nhìn thấy gì chắc sẽ tốt hơn. Vậy sẽ không có ô
nhiễm nào khởi sinh nếu chúng ta đui, mù, điếc, các giác quan đều trơ chết... Có
phải vậy không?''... Tôi cũng từng nghĩ quẫn như vậy.

Nhưng, nếu suy xét lại cho kỹ thì điều đó là sai hoàn toàn. Vì nếu điều đó

đúng, chắc mấy người đui người điếc đã giác ngộ thành A-la-hán hết rồi. Họ đâu
cần phải tu, vì đâu có ô nhiễm nào còn khởi sinh trong mắt trong tai nữa mà tu.
Phải nghĩ như vầy mới đúng: luôn có những điều kiện nhân duyên. Ở chỗ nào sự
gì khởi sinh, vì nhân nào đó, thì chúng ta phải chặn đứng nó. Chỗ nào có nhân
khởi sinh, chúng ta phải quán xét ngay đó. Đó mới là tu tập.

Thực ra, những cơ sở giác quan [mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm] là tất cả

những nơi làm khởi sinh trí tuệ, nếu chúng ta hiểu biết chúng đúng như chúng
thực là.
Nếu chúng ta không hiểu chúng đích thực là gì, thì chúng ta cứ chối bỏ
chúng, cứ nói rằng ta không muốn nhìn hình sắc, ta không muốn nghe âm thanh,
ta không muốn ngửi mùi hương, ta không muốn nếm mùi vị, ta không muốn
chạm xúc thứ gì... vì ta sợ chúng sẽ quấy nhiễu ta, chúng làm tâm ta động vọng.
Nghe thì thấy có lý, nhưng không phải: bởi vì nếu chúng ta dẹp bỏ những nhân
duyên đó thì chúng ta quán xét là quán xét cái gì? chánh niệm là chánh niệm về
cái gì? Nếu vậy thì nhân quả là gì, nhân quả là chỗ nào? Nếu cứ nghĩ như vậy là
sai lầm. Chúng ta cần suy nghĩ về lý chỗ này.

Chúng ta đâu thể trốn chạy tất cả mọi tiếp xúc và cảm giác. Đây chính là lý

do tại sao chúng ta được dạy phải biết kiềm chế, kiêng cữ, phải biết giữ giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.