hạnh. Giới hạnh là sıla. Giới hạnh kiềm chế các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân và tâm: ngay đó chính là phần Giới hạnh (sila) của chúng ta, và đó cũng
chính là sự Định tâm (samādhi) của chúng ta. (Kiềm chế phòng hộ các giác quan
là cách giữ giới hạnh và giữ cho tâm không bị kích động, nhờ đó đạt đến sự tĩnh
lặng).
Hãy suy nghĩ về trường hợp ngài Xá-lợi-Phất. Lúc chưa thành một Tỳ kheo,
ngài đã gặp trưởng lão Assaji đang đi khất thực, và ngài đã nghĩ rằng: ''Vị tu sĩ
này có vẻ khác thường quá. Ông không đi quá nhanh hay quá chậm, y phục mặc
gọn gẽ, phong thái dung dị''. Ngài Xá-lợi-phất lấy làm thán phục nên đã đến gần
ngài Assaji, cúi chào và hỏi:
''Xin thứ lỗi, ngài là ai?''
''Ta là một sa-môn (samana)''
''Ai là thầy của ngài?''
''Đức Cồ-đàm là thầy của ta''.
''Đức Cồ-đàm dạy cái gì?''
''Ngài dạy rằng: tất cả mọi thứ khởi sinh vì nhân duyên. Mọi thứ ngừng diệt
cũng do các nhân duyên ngừng diệt''.
Vậy đó, khi được hỏi về Giáo Pháp, ngài Assaji đã giải thích ngắn gọn như
vậy, ngài chỉ nói về chỗ lý nhân-quả. Nhân khởi sinh trước, sau đó đến quả. Khi
quả ngừng diệt là do nhân đã ngừng diệt trước. (Nhân sinh quả sinh, nhân diệt
quả diệt). Đó là tất cả những gì ngài đã nói, và bấy nhiêu cũng đã đủ đối với ngài
Xá-lợi-phất.
Đó, đó chính là nguyên nhân làm khởi sinh Giáo Pháp. Lúc đó, ngài Xá-lợi-
phất có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Tất cả các giác quan còn nguyên
vẹn. Nếu ngài không có các giác quan thì liệu có đủ những nhân làm khởi sinh
cho ngài hay không? Nếu không có các giác quan thì ngài chú tâm tỉnh giác về
cái gì? (Ngài nhìn ngài Assaji, ngài nói và lắng nghe với ngài Assaji, ngài suy xét
bằng tâm... tất cả đều bằng các giác quan đó). Còn chúng ta, chúng ta thì cứ nghĩ
ngược lại, chúng ta sợ tiếp xúc với mọi thứ bên ngoài. Một là cứ cố lánh trần theo
kiểu đó, còn hai là chúng ta cũng có tiếp xúc, nhưng chẳng phát sinh trí tuệ nào
cả: thay vì vậy, càng tiếp xúc chúng ta càng chìm đắm thông qua các giác quan