thức khởi sinh (thức nhìn, thức nghe, thức ngửi, thức nếm và thức chạm xúc). Ở
đâu có thức khởi sinh thì ở đó ta nên nhìn vào để nhìn thấy mọi sự đúng như
chúng thực là gì. Nếu chúng ta không hiểu biết những thứ đó đích thực là gì,
chúng ta có thể thích chúng (tham) hoặc ghét chúng (sân). Nơi những cảm nhận
khởi sinh chính là nơi chúng ta có thể giác ngộ, chính là nơi trí tuệ có thể khởi
sinh.
Nhưng chúng ta lại không muốn làm như vậy. Phật dạy phải kiềm chế giác
quan, nhưng kiềm chế không có nghĩa là không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì,
không ngửi thấy gì, không nếm thấy gì, không cảm giác gì, hay không nghĩ gì.
Không có nghĩa như vậy. Nếu người tu không hiểu điều này thì ngay khi họ nhìn
thấy hay nghe thấy thứ gì, họ sợ sệt và bỏ chạy. Họ không muốn đối diện hay xử
lý những thứ đó. Họ bỏ chạy, họ nghĩ làm vậy cuối cùng những thứ đó cũng mất
dần tác động và như vậy họ đã vượt qua được chúng. Nhưng, không phải vậy: họ
không làm được gì cả. Họ chẳng vượt qua được thứ gì, họ chẳng chuyển hóa
được gì trọi. Nếu họ bỏ chạy và không hiểu biết sự thật về chúng thì sau đó
những thứ y-hệt-vậy sẽ khởi lên trở lại, và rồi đến lúc họ vẫn phải đối mặt với
chúng. Không chạy đâu được hết.
Ví dụ, những người tu chẳng bao giờ thấy hài lòng dù họ đang ở trong chùa,
trong rừng, hay trên núi. Họ lang thang trong những ''chuyến hành hương khổ
hạnh'', chỉ lo nhìn ngó chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ... họ nghĩ rằng sẽ tìm thấy sự hài
lòng theo cách đó. Họ cứ bỏ đi đến nơi này, nơi kia, rồi cũng quay trở lại... nhưng
vẫn không tìm thấy gì. Rồi họ cố đi lên đỉnh núi... ''À, đây chính là chỗ thích hợp,
giờ ta thấy êm rồi''. Họ cảm thấy bình an thư thái được vài ngày rồi rồi cũng thấy
chán. ''Ồ, hay là chọn nơi gần biển'', rồi lại đi đến nơi gần biển. ''À, ở đây tốt lành
và mát mẻ. Chỗ này chắc hợp với ta''. Rồi cũng được mấy ngày, họ lại thấy chán
với nơi biển xanh gió mát đó... Chán rừng, chán núi, chán biển, chỗ nào cũng
chán. Mà đây không phải là sự chán-bỏ theo nghĩa đúng đắn và chân chính
dựa
trên cách nhìn đúng đắn (chánh kiến); đó chỉ là sự chán chường chê bai, xuất phát
từ cách nghĩ sai lạc (tà kiến). Cách nghĩ của họ không đúng đắn và phù hợp với
đường lối và bản chất tự nhiên của mọi thứ.
Họ đi và đi; cuối cùng quay lại chùa cũ họ lại mang một tâm trạng: ''Giờ ta
sẽ làm gì? Ta đã đi khắp nơi và quay về lại đây mà chẳng tìm được gì''. Họ bí, họ
chán, rồi họ dẹp bỏ bình bát, cởi bỏ tăng y, và họ hoàn tục. Tại sao họ bỏ y hoàn