LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 549

tục? Bởi lẽ họ chẳng nắm được gì về sự tu tập, cho nên họ đã không nhìn thấy
được gì. Họ đã ra bắc vào nam, lên tây xuống đông, vẫn không tìm thấy gì; họ vô
rừng, lên núi, rồi xuống biển, vẫn không tìm thấy gì. Vậy là hết... họ như ‘chết’
rồi. Vậy đó, nhiều người tu cứ làm như vậy và đi đến chỗ bế tắc. Đó là do họ cứ
liên tục chạy trốn khỏi mọi thứ và mọi sự. Cho nên trí tuệ không khởi sinh.

Lấy một ví dụ khác, giả sử một người tu quyết tâm không chạy trốn như vậy,

quyết tâm ở lại với tất cả mọi thứ diễn ra. Người ấy chăm nom bản thân mình.
Người ấy biết rõ chính mình và cũng biết rõ về những người đến sống tu với
mình. Người ấy liên tục đối diện xử lý mọi vấn đề khởi sinh. Ví dụ, thầy trụ trì.
Làm một thầy trụ trì thì luôn có nhiều vấn đề trong chùa phải giải quyết, rất nhiều
thứ diễn ra liên tục cần phải để ý để tâm. Vì sao? Vì nhiều người luôn luôn hỏi, ai
cũng đến gặp thầy trụ trì để hỏi này hỏi nọ. Những câu hỏi chẳng bao giờ hết, do
vậy nếu bạn là người trụ trì thì bạn phải luôn luôn tỉnh thức. Bạn phải luôn luôn
giải quyết chuyện này chuyện nọ, chuyện của chính mình và chuyện của mọi
người trong chùa. Do vậy, bạn phải luôn luôn thức tỉnh. Trước khi bạn có thể
chợp mắt thì mọi người đã đến đánh thức bạn dậy để thưa hỏi đủ thứ vấn đề. Do
vậy, điều đó làm cho bạn suy xét và hiểu biết mọi thứ. Dần dần bạn trở nên thiện
khéo: thiện khéo với chính bản thân mình và thiện khéo với mọi người. Trở nên
thiện khéo trong rất rất nhiều cách.

Kỹ năng này phát sinh từ sự tiếp xúc, từ sự đối diện và xử lý mọi thứ vấn đề,

từ sự không-bỏ-chạy khỏi mọi thứ khởi sinh. Đúng ra, theo lời Phật chỉ, là chúng
ta không nên bỏ chạy bằng thân (vô rừng, lên núi, xuống biển, chùa này, chùa nọ,
xứ này, xứ nọ...), mà chúng ta nên ''bỏ chạy trong tâm'', bằng cách dùng sự hiểu
biết. Chúng ta hiểu biết bằng trí ngay chỗ này- không cần trốn chạy khỏi bất cứ
thứ gì khởi sinh.

Ngay chỗ này chính là nguồn khởi sinh ra trí tuệ. Người tu phải làm việc,

phải liên kết với mọi thứ khác. Ví dụ, sống tu trong một ngôi chùa lớn như ở đây,
chúng ta phải phụ chăm nom mọi thứ ở đây. Mới nhìn, chúng ta có thể (theo lý
thuyết) cho rằng sinh hoạt kiểu này chỉ sinh ra toàn những ô nhiễm trong tâm.
Sống chung với nhiều tăng sĩ và sa-di, với quá nhiều Phật tử tại gia đến đi liên
tục, thì chắc rất nhiều thứ ô nhiễm và bất tịnh khởi sinh trong tâm. Điều đó đúng,
tôi công nhận... nhưng, chúng ta phải sống như vậy (phải chịu sự tiếp xúc) để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.