LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 551

ta lại chạy đến chỗ khác nữa. Cả đời cứ lo chạy trốn. Nếu ta cứ tu theo kiểu đó,
chẳng khác nào ta cứ chạy đua với quỷ dữ trên khắp xứ sở này!

Phật đã dạy chúng ta nghĩa ''chạy trốn'' bằng cách dùng trí tuệ. Chẳng hạn:

giả sử bạn đạp lên gai nhọn, nó đâm vào chân bạn. Sau đó bạn đi, chân bị đau
thốn, có lúc không đau. Đôi lúc bạn bước lên cục đá hay gốc cây, bạn sẽ thấy rất
đau thốn. Nhưng đừng có làm bộ giũ giũ bàn chân cho hết đau rồi bước đi tiếp.
Nếu bạn bước tiếp, lại đạp lên những chỗ cứng khác thù lại đau thốn nữa.

Cứ bước nữa là đau nữa. Cái nguyên nhân của sự đau đó là gì? Nguyên nhân

là do gai nhọn đâm vào bàn chân. Đau thì thấy ngay. Khi nào đau lên thì bạn nhìn
xuống chân và thấy đau, nhưng không thấy mũi gai ở đâu; rồi lại đi tiếp. Sau một
lúc nó lại đau thốn, lại nhìn xuống chân, thấy đau, nhưng không thấy gai, rồi lại
bước đi tiếp.

Khi có khổ đau khởi sinh, ta phải ghi nhận nó, đừng bỏ qua nó hặc chỉ nhìn

nó qua loa. Khi đau khởi lên thì nên biết... ''Hừm... cái gai vẫn còn trong đó''. Hễ
đâu khởi lên thì ta cũng khởi lên ý nghĩ ‘cái gai vẫn còn trong đó’. Nếu không lấy
gai ra thì càng bước đi càng đau thốn. Nó cứ đau đi đau lại, đến lúc bạn phải có ý
muốn lấy gai ra. Đến một lúc bạn phải quyết định phải nhổ cái gai ra một lần dứt
khoát—bởi nếu không nó cứ làm đau thốn hoài hoài!

Giờ việc tu tập của chúng ta cũng giống như vậy. Chỗ nào có đau chỗ nào có

thốn, chúng ta phải điều tra, suy xét. Đối diện với vấn đề, trực diện với nó. Tìm
và nhổ lấy cái gai đó ra khỏi bàn chân, rút nó ra. Ở đâu tâm bị dính kẹt thì ta phải
nhận biết. Khi bạn nhìn vào bên trong mình bạn sẽ biết nó, bạn nhìn thấy nó và
trải nghiệm nó đúng như nó thực là.

Nhưng sự tu tập của chúng ta cần phải kiên-định và đều-đặn. Đó được gọi là

viriyārambha: nỗ lực liên tục. Khi nào đau khổ khởi sinh, ví dụ ở chân, ta phải
nhắc mình nhổ ngay cái gai nhọn khỏi bàn chân, giải quyết dứt điểm, không bỏ lơ
điều đó. Tương tự, khi có khổ khởi sinh trong tâm, chúng ta phải kiên quyết giải
quyết, nhổ sạch tận gốc những ô nhiễm, hàng phục chúng. Sự quyết-tâm giải
quyết phải luôn luôn có mặt- không được thoái chí. Nếu biết làm vậy, cuối cùng
tất cả mọi sự ô nhiễm sẽ nằm trong tay chúng ta, ta có thể dọn sạch chúng.

Bởi vậy, khi nói về sướng-khổ, chúng ta phải làm gì? Nếu chúng ta không có

những thứ sướng-khổ, lấy gì chúng ta dùng để kết tinh ra trí tuệ? Nếu không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.