mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, chúng ta càng mê đắm và bị lạc theo những đối
tượng giác quan. Tình trạng chung của chúng ta là như vậy. Những cơ sở giác
quan này có thể dẫn dắt chúng ta đến những khoái lạc và mê đắm, nhưng chúng
cũng có thể dẫn dắt chúng ta đến sự hiểu biết và trí tuệ. (Tùy theo ta biết dùng
các giác quan để tu, hay chỉ biết dùng chúng để chạy theo những đối tượng của
chúng).
Chúng có mặt hại và mặt lợi như vậy, tùy theo trí tuệ của mỗi người.
Vậy giờ chúng ta phải hiểu rằng: sau khi đã xuất gia đến đây tu tập, chúng ta
phải lấy mọi thứ để tu tập. Kể cả những thứ xấu. Chúng ta cần hiểu biết tất cả
chúng. Tại sao? Vì làm vậy chúng ta có thể hiểu biết sự thật. Khi nói về tu tập,
chúng ta không phải chỉ nói về những thứ tốt đẹp làm chúng ta vui lòng. Không
phải cách như vậy. Trên đời, có thứ làm chúng ta thích, có thứ không. Tất cả
những thứ ta thích và không thích đều ở ngay trong thế gian này, không phải ở
đâu khác. Thói thường thì những gì ta thích là ta muốn có nó- thậm chí đó là
những Tỳ kheo và sa-di. Những Tỳ kheo và sa-di nào chúng ta không thích thì
chúng ta cũng không muốn giao lưu, chúng ta chỉ muốn giao hảo với những
người mà ta thấy thích. Đúng không? Đây là lựa chọn theo cái thích của chúng ta.
Cái gì ta không thích thì ta không muốn nhìn nó hay muốn biết tới nó.
Thực ra Phật muốn chúng ta trải nghiệm những điều đó. Sự hiểu biết về thế
giới, Lokavidū– đó là nhìn vào thế giới và hiểu biết nó một cách rõ ràng. Nếu
chúng ta không hiểu biết sự thật của thế giới thì chúng ta không thể đi đến đâu.
Sống trong thế giới này, chúng ta phải hiểu biết thế giới này. Những bậc Thánh
Nhân ngày xưa, kể cả Phật, đều sống với tất cả những thứ đó, họ sống trong thế
giới này, giữa những chúng sinh vô minh. Họ đã chứng ngộ sự thật ngay trong thế
giới này, chứ không phải ở đâu khác. Họ không chạy đến thế giới nào khác để tìm
sự thật. Nhưng họ có trí tuệ. Họ biết kiềm chế các giác quan. Sự tu tập chính là
nhìn vào bên trong tất cả mọi sự, và hiểu biết tất cả chúng đúng như chúng thực
là.
Do vậy, Phật đã dạy chúng ta hiểu biết những cơ sở giác quan—đó là nơi
điểm tiếp xúc của thân và tâm với những đối tượng bên ngoài. Mắt tiếp xúc
những hình sắc và gửi chúng ''vào trong'' để trở thành những nhãn hình. Tai tiếp
xúc với những âm thanh, mũi tiếp xúc với những mùi hương, lưỡi tiếp xúc với
những mùi vị, thân tiếp xúc với những cảm nhận chạm xúc, và từ đó những loại