Nếu có thái độ như vậy thì sống ở đây chẳng được bền.
Do vậy, dù đang nói, đang ăn, hay đang làm gì, ta phải luôn luôn quán xét
chính mình. Chúng ta muốn sống thoải mái, muốn ăn thoải mái, muốn ngủ thoải
mái... vậy chúng ta vô chùa để làm gì? Nếu thường xuyên suy xét về điều này,
chúng ta sẽ có ý thức chú tâm hơn, chúng ta sẽ không quên, chúng ta sẽ thường
trực tỉnh thức. Tỉnh thức như vậy thì sẽ tự giác nỗ lực tu trong tất cả mọi tư thế.
Nếu không tự giác nỗ lực thì mọi sự sẽ đi khác... Mấy người như vậy khi ngồi họ
ngồi như đang ngồi ngoài đường; khi đi họ đi như đang đi dạo phố... họ chỉ muốn
ra đường ra phố với những người thường ngoài kia.
Nếu không có nỗ lực trong tu hành thì tâm sẽ ngã về hướng đó. Ta không
chịu phản đối và chống lại cái tâm, ta cứ để mặc nó bị cuốn theo chiều gió của
những trạng thái này nọ. Điều này gọi là chạy theo những tâm trạng, là quên
mình theo vật. Cũng như một đứa trẻ, nếu cái gì chúng ta cũng chìu ý nó, thì nó
sẽ hư hay nên? Trước hết, thương chìu con cái là điều tốt, nhưng lúc nó ngang
bướng hay làm bậy cha mẹ cũng phải đánh đít để răn dạy nó, bởi nếu không uốn
dạy thì sau này nó sẽ ngu dại. Việc huấn luyện cái tâm cũng giống như vậy. Phải
biết rõ chính mình và cách để huấn luyện bản thân mình. Nếu không biết huấn
luyện cái tâm của mình, nếu chỉ biết ngồi chờ người khác huấn luyện tâm mình
cho mình, thì kết cục mọi sự chỉ thành rối nát.
Vậy, các thầy đừng nên nghĩ rằng mình sẽ không tu được ở chùa này. Tu tập
thì không có giới hạn. Dù đang đứng, đang đi, đang ngồi, hay đang nằm, chúng ta
luôn luôn có thể tu. Nhiều lúc đang quét sân hoặc đang nhìn tia sáng mặt trời bạn
cũng có thể giác ngộ Giáo Pháp. Nhưng bạn cần phải có sự chánh niệm (sati)
thường trực. Tại sao vậy? Bởi nếu bạn thực sự có nó, bạn có thể giác ngộ Giáo
Pháp bất kỳ lúc nào, bất kỳ chỗ nào...nếu bạn nhiệt tâm thiền tập. Đừng lơ là,
đừng lãng tâm. Phải luôn cẩn trọng, luôn tỉnh thức. Khi đang đi khất thực, rất rất
nhiều cảm giác khởi sinh, và đó chính là những Giáo Pháp tốt cho ta tu tập. Khi
quay trở lại chùa và khi đang ngồi ăn thức ăn của mình, có rất nhiều Giáo Pháp
tốt để ta nhìn vào đó. Nếu chúng ta có sự nỗ lực thường trực thì tất cả mọi thứ
đều là đối tượng để ta quán xét chánh niệm để phát sinh trí tuệ, chúng ta sẽ nhìn
thấy Giáo Pháp ở đó. Cách quán xét thường trực về Giáo Pháp như vậy được gọi
là sự điều tra về giáo pháp (dhamma- vicaya), hay (HV) trạch pháp. Đây là một
trong Bảy Yếu Tố Giúp Giác Ngộ.
Nếu có sự chánh niệm thì có sự điều tra suy