LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 562

Thầy ấy không trả lời, chỉ cười nhăn răng như một con cừu.

Khi đi tới sự tu tập cái tâm, bạn khó tìm ra một chuẩn mực tốt nếu bạn vẫn

chưa phát triển một ''nhân chứng'' bên trong mình. Đối với những việc bên ngoài,
chúng ta có thể nhờ người khác giải đáp, bên ngoài đã có những chuẩn mực và
tiền lệ. Nhưng khi chúng ta lấy Giáo Pháp làm chuẩn mực tu tập... thì chúng ta đã
có được Giáo Pháp chưa? Ta đang nghĩ đúng hay sai? Thậm chí là nghĩ đúng,
nhưng chúng ta đã biết cách buông bỏ cái sự đúng đó chưa, hay ta vẫn còn dính
chấp vào nó?

Chúng ta phải suy xét cho đến khi chúng ta đạt tới chỗ ta buông-bỏ, đây là

việc làm quan trọng... cho tới khi ta được đến chỗ ‘không còn lại thứ gì’, ‘không
còn xấu không còn tốt’. Ta quăng bỏ hết. Có nghĩa là quăng bỏ tất cả mọi điều.
Nếu tất cả đều đã chấm dứt thì chẳng còn lại gì; nếu vẫn còn ít nhiều hơi hướng
thì vẫn chưa sạch hết.

Khi nói về vấn đề tu tập, đôi lúc chúng ta nói nó dễ. Nói thì dễ, nhưng làm

thiệt thì khó, rất khó. Khó ở chỗ là nó không theo ý muốn của chúng ta, (bởi tu là
đi ngược lại những tham muốn của mình). Đôi khi mọi sự dường như có các thiên
thần phù hộ giúp chúng ta. Lúc đó mọi thứ đều đi đúng đắn, mọi sự chúng ta nghĩ
hay nói luôn là đúng. Rồi chúng ta lại đi dính chấp vào cái sự đúng đó, nên mọi
sự trở nên sai lạc, trước cả khi chúng ta thực sự làm điều gì gọi là sai. (Tức là: khi
dính chấp vào sự đúng là ta đã sai lạc, chưa cần tới lúc chúng ta làm điều gì sai
lạc). Đây chính là chỗ khó khăn. Chúng ta chưa có một chuẩn-mực nào để đo
lường mọi sự.

Những người được phú cho niềm tin (người tín căn) nhưng thiếu trí khôn có

thể rất giỏi trong việc tu định (samādhi), họ giỏi tu thiền định, nhưng họ không
có nhiều trí tuệ thâm sâu. Họ chỉ nhìn thấy một mặt của mọi thứ, và họ cứ y bài
theo đó. Họ không suy xét, không quán chiếu. Đây là kiểu niềm tin mù quáng.
Trong Phật giáo đó được gọi là saddhā-adhimokkha- sự tin mù quáng. Họ có
niềm tin thành tín, điều đó là tốt lành, nhưng niềm tin đó không phát khởi từ trí
tuệ hiểu biết. Nhưng họ không biết như vậy: họ nghĩ rằng họ có trí tuệ hiểu biết;
họ nghĩ vậy nên họ đâu nhìn thấy họ sai chỗ nào.

Do vậy, các thầy tổ đã dạy về năm năng lực (ngũ lực, bala), đó là: niềm tin

(saddhā), viriya (nỗ lực), chánh niệm (sati), chánh định (samādhi), trí tuệ
(paññā). [Tín, lực, niệm, định, tuệ]. Saddhā là niềm tin chắc chắn, là sự cam kết;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.