LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 564

gì. Họ có nắm, nhưng không chặt. Họ không để sự nắm giữ đó trở thành một ‘cái
gì’, hay một ‘thứ gì’ cả. Sự nắm giữ đó không dẫn đến sự trở thành (sinh thành,
nghiệp hữu), nhờ đó đó không bị dính nhiễm tham muốn. Không tìm kiếm để trở
thành thứ này thứ nọ, đó chính là tu.
Vấn đề là: khi ta nắm giữ cái gì, lúc đó có
sự thích hay sự không thích? Khi có sự thích, ta có nắm giữ khoái thích đó
không? Khi có sự không thích, ta có chấp giữ sự ghét đó không?

Một số cách nhìn có thể được dùng làm nguyên lý để đo lường sự tu tập của

chúng ta một cách chính xác hơn. Ví dụ, những quan điểm so sánh như: ai hơn
những người khác, ai hay ai bằng người khác, hoặc ai ngu hơn người khác... đều
là những quan điểm sai lạc. Chúng ta có thể cảm nhận những điều đó, nhưng
chúng ta phải hiểu biết bằng trí tuệ rằng những cảm nhận đó chỉ đơn giản khởi
sinh và biến qua. Coi mình tốt giỏi hơn người khác là không đúng đắn. Coi mình
bằng người khác là không đúng đắn. Coi mình là thấp kém hơn người khác cũng
không đúng đắn.

Cách nhìn đúng đắn là cách nhìn tránh bỏ tất cả quan điểm đó. Tại sao phải

tránh bỏ những quan điểm đó? Bởi vì, nếu chúng ta nghĩ mình hơn người khác,
tánh tự cao sẽ nổi lên. Có đó, không nhiều cũng ít, do chúng ta không nhìn thấy
đó thôi. Nếu chúng ta nghĩ mình bằng người khác, thì chúng ta sẽ không tôn
trọng và không khiêm tốn trong những lúc cần nên khiêm nhường. Nếu chúng ta
nghĩ mình thấp kém hơn người khác, thì chúng ta sẽ ta sẽ buồn lòng, sẽ nghĩ
mình thua kém thấp hèn, nghĩ mình sinh ra dưới một ngôi sao xấu chiếu mệnh, và
vân vân... Nghĩ kiểu gì như trên chúng ta vẫn còn dính chấp vào cái thân năm
uẩn, nhưng tất cả năm uẩn

155

đó chỉ là sự trở thành và tái sinh mà thôi.

Cách nhìn đúng đắn là tránh bỏ tất cả những quan điểm kiểu đó- đó là một

tiêu chuẩn để đo lường bản thân chúng ta tu tập đến đâu. Một tiêu chuẩn khác là:
khi chúng ta có một trải nghiệm sướng chúng ta thấy sướng, khi chúng ta gặp trải
nghiệm xấu chúng ta thấy khổ. Liệu chúng ta có thể nhìn cả hai như nhau hay
không?; có thể nhìn cái ta thích và cái ta không thích có giá trị như nhau hay
không? Chúng ta có thể coi sướng và khổ đều là như nhau, hay không? Hãy dùng
tiêu-chuẩn này để đo lường chính mình. Trong sự sống hàng ngày, trong những
trải nghiệm khác nhau ta gặp phải, nếu ta thấy điều gì mình thích, tâm trạng của
ta có thay đổi theo nó hay không? Nếu ta gặp thứ mình không thích, tâm trạng
của ta có thay đổi theo nó hay không? Hay lúc đó tâm của ta chỉ bất động, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.