LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 563

viriya là nỗ lực siêng năng; sati là nhớ, niệm, chánh niệm; samādhi là sự định
tâm, chánh định; paññā là sự hiểu biết bao trùm, trí tuệ. Đừng hiểu paññā chỉ đơn
giản là sự hiểu biết— paññā ở đây có nghĩa là sự hiểu biết bao trùm, toàn diện;
đó là loại trí tuệ thâm sâu (trí tuệ bát-nhã).

Bậc hiền trí ngày xưa đã truyền lại cho chúng ta năm bước để chúng ta có

thể liên kết chúng lại, trước tiên như là một đối tượng nghiên cứu, sau đó như là
một thước đo để đo lường tình trạng tu tập của chúng ta đang tốt xấu ra sao, đúng
như nó đang là. Ví dụ, saddhā: sự tin chắc. Chúng ta có sự tin chắc không, chúng
ta đã phát triển nó chưa? Viriya: sự nỗ lực chuyên cần, chúng ta đã có sự nỗ lực
chuyên cần hay chưa? Sự nỗ lực của chúng ta đang đi đúng hay sai? Chúng ta
phải suy xét kỹ điều này. Ai cũng có ít nhiều sự nỗ lực, nhưng loại nỗ lực của
chúng ta có chứa đựng trí tuệ hay không?

Tương tự như vậy, Sati: sự chú tâm, tức chánh niệm. Ngay cả một con mèo

cũng có sự chú tâm. Khi nó rình con chuột, sự chú tâm có mặt ngay đó. Hai mắt
con mèo nhắm cố định vào con chuột. Đó là sự chú tâm của một con mèo. Ai
cũng đều có sự chú tâm, những động vật cũng đều có, dân trộm cướp cũng có sự
chú tâm, các tu sĩ cũng có sự chú tâm. Nếu người tu biết chú tâm một cách đúng
đắn thì đó là sự chú tâm đúng đắn, được gọi là chánh niệm.

Samādhi: sự định tâm. Mọi người cũng đều có khả năng này. Con mèo có sự

định tâm (tập trung) vào việc chụp lấy con chuột và ăn thịt nó. Nó đã có sự định
tâm, đã có ý định cố định, tâm đã nhất định bắt lấy con chuột và ăn thịt. Nói rõ
hơn chỗ này, sự chú tâm của con mèo là một dạng của niệm (sati); sự định tâm
(cố định tâm) của nó là ý định nhất tâm về việc chụp lấy con chuột và ăn thịt, đó
là một dạng định. Còn Paññā: trí tuệ. Trí tuệ của con mèo là gì, đó là một sự hiểu
biết cũng giống y như loại hiểu biết của con người vậy. Nó cũng biết như một con
vật biết, nó đủ hiểu biết để bắt chuột làm thức ăn để sinh tồn. Đó là trí của nó.

Năm thứ đó gọi là năm năng lực (bala). Năm năng lực này có được từ sự

chánh kiến (sammā-ditthi), đúng vậy phải không? Saddhā, viriya, sati, samādhi,
paññā
[tín, lực, niệm, định, tuệ]– năm năng lực này khởi sinh từ chánh kiến phải
không? Chánh kiến là gì? Lấy chuẩn-mực nào để đo lường sự chánh kiến của
chúng ta? Chỗ này chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng.

Chánh kiến là sự hiểu biết đúng đắn, đó là sự hiểu biết rằng: tất cả mọi thứ

đều không chắc chắn. Bởi vậy Phật và các Thánh Nhân không nắm giữ chặt điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.