Tôi đã từng nói điều này, các thầy có thể thích nghe lại: nếu chịu tu tập một
cách đều đặn và quán xét mọi sự một cách thấu đáo, cuối cùng các thầy sẽ đạt
đến chỗ đó... Ban đầu các thầy thường vội đi tới, vội đi lui, và vội dừng lại.
Không sao, các thầy cứ tiếp tục tu tập như vậy cho đến khi các thầy đạt đến một
điểm, lúc đó sự đi tới cũng không phải đi tới, sự đi lui cũng không phải đi lui, sự
dừng lại cũng không phải dừng lại! Đến đó là làm xong. Chỗ đó là đích hoàn
thành. Đừng kỳ vọng hay mong cầu chỗ nào hơn nữa- nó đã viên thành ngay tại
đó. Khīnāsavo– người đã làm xong, người đã hoàn thành việc tu tập. Người ấy
không còn đi tới, không còn đi lui, không còn dừng lại. Không có dừng, không đi
tới, và không đi lui. Đã xong. Hãy suy xét về điều này, hãy nhận biết rõ và xác
định rõ điều này trong tâm của mình! Đến lúc đó, các thầy sẽ nhìn thấy thực sự là
chẳng-có-gì-cả, không-có-gì-cả, chỗ đó chỉ là một sự trống-không.
Điều này nghe thấy cũ hay thấy mới là tùy nơi các thầy, tùy theo trí tuệ và
cảm quan nhận biết của các thầy. Người không có trí tuệ, không có cảm quan
nhận biết thì khó mà hình dung ra điều này. Chỉ cần nhìn vào cây cối, chẳng hạn
cây xoài hay cây mít. Nếu chúng mọc sát nhau, một cây to sẽ mọc thẳng đứng,
còn các cây khác sẽ mọc cong hướng né khỏi cây to đó. Tại sao xảy ra như vậy?
Ai kêu chúng mọc kiểu như vậy? Đó là tự nhiên. Tự nhiên gồm cả tốt lẫn xấu, cả
đúng và sai. Có thể nó nghiêng về đúng hoặc nghiêng về sai, thiên về hướng này
hay hướng kia. Nếu chúng ta trồng cây cối trong một lùm, những cây mọc sau sẽ
mọc cong hướng về phía xa để tránh những cây to đã mọc trước bên trên chúng.
Làm sao xảy ra như vậy? Ai quyết định chúng mọc kiểu cong như vậy? Đó là tự
nhiên, đó là Giáo Pháp. Mọi thứ đều sinh diệt theo lẽ tự nhiên của nó. (Những
cây kia phải tự tìm hướng để vươn cao lên, theo sự tác động của điều kiện tự
nhiên: đó là ánh sáng).
Tương tự như vậy, dục vọng (tanhā) dẫn dắt chúng ta đến khổ đau. Giờ nếu
chúng ta biết quán xét về nó sẽ dẫn dắt chúng ta thoát ra khỏi dục vọng: chúng ta
sẽ vượt tránh khỏi dục vọng (giống như những cây nhỏ biết mọc tránh cây lớn
đang ngăn che chúng khỏi ánh sáng mặt trời). Bằng cách quán xét về dục vọng,
chúng ta có thể làm suy yếu nó, có thể làm cho dục vọng càng lúc càng trở nên
nhẹ ‘đô’ hơn... cho đến một lúc dục vọng sẽ không còn nữa. Tương tự như cây
cối: có ai lệnh cho chúng mọc cong theo cách như vậy không? Chúng không thể
nói, không thể phàn nàn, không thể di chuyển mình đến chỗ khác, nhưng chúng