niệm bằng trí tuệ. Họ tu học, nhưng họ tu học với sự ngu si, chứ không có trí tuệ.
Họ biết mà biết một cách ngu si, chứ không hiểu biết bằng trí tuệ. Chuyện đang là
vậy đó. Còn chuyện dạy...thời bây giờ họ toàn chỉ dạy để mọi người trở thành
ngu dốt. Họ nói họ đang dạy mọi người để mọi người khôn ngoan hơn, dạy cho
họ nhiều sự hiểu biết; nhưng nếu chúng ta nhìn vào việc đó dưới gốc độ sự thật,
chúng ta sẽ nhìn thấy họ đang dạy mọi người đi sai lạc và nắm chấp thêm nhiều
thứ giả danh, giả lập, giả lừa.
Cái nền tảng thực thụ của giáo lý là dạy để người ta nhìn thấy sự thật của cái
‘ta’ (attā), tức cái ‘ngã’, chỉ là thứ trống không, nó không có một tự tánh cố định
nào cả. Nó không có một thực thể hay một chủ thể nào hết. Nhưng người ta cứ đi
tu đi học Giáo Pháp chỉ để làm tăng thêm cái ‘ta’ và ngã kiến của mình, bởi vậy
họ cứ suốt đời không muốn bị khổ đau hay bệnh tật. Họ muốn mọi thứ đều êm
ấm, tốt hoài. Có lẽ họ cũng muốn thoát khổ, nhưng nếu vẫn còn chấp có cái ‘ta’
như vậy thì làm sao họ làm được việc đại sự đó?
Chỉ cần suy xét.... Giả sử chúng ta sắp có được một thứ rất mắc tiền. Ngay
khi thứ đó trở thành của ta, tâm chúng ta sẽ thay đổi liền...''Giờ ta phải giữ nó ở
đâu? Nếu để lơ là sẽ có người ăn cắp ngay''. Chúng ta lo lắng, cố gắng tìm chỗ an
toàn để cất giữ. Và tâm thay đổi từ lúc nào? Nó thay đổi ngay giây khắc chúng ta
sở hữu thứ đó—khổ đã khởi sinh ngay chỗ đó. Dù cất thứ đó ở đâu chúng ta vẫn
không yên tâm, do vậy chúng ta chỉ mang thêm sự lo lắng, phiền não. Khi đang
ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang nằm, chúng ta đều lạc tâm theo sự lo âu đó.
Đây là khổ. Khổ khởi sinh từ lúc nào vậy? Nó khởi sinh ngay khi chúng ta
biết chúng ta có được thứ mắc tiền đó, khổ khởi sinh ngay đó. Trước kia không
có cái của đó thì đâu có khổ như vậy. Trước kia không có khổ bởi đâu có thứ đó
để ta ôm dính vào nó.
Attā, cái ‘ta’ cũng vậy. Nếu chúng ta cứ nghĩ theo những gốc độ của cái 'ta'
thì mọi thứ xung quanh sẽ trở thành ''của ta'' hết. (Chúng ta nói, làm, nghĩ, sân,
tham... tất cả vì cái ‘ta’, theo cái ‘ta’; chúng ta nhìn mọi thứ theo chủ quan cái ‘ta’
và theo lợi ích của cái ‘ta’. Điều đó đã trở thành những thói tâm hay bản năng ích
kỷ tự bao đời bao kiếp). Và do vậy sự ngu mờ ngu si cũng có theo. Tại sao vậy?
Tất cả là do có một cái ‘ta’, bởi chúng ta chỉ nhìn những thứ giả lập và coi đó là
của ‘ta’, bởi chúng ta không lột bỏ cái hình tướng giả lập để nhìn thấy sự chuyển
hóa siêu việt bên trong. Quý vị thấy đó, cái ‘ta’ chỉ là thứ giả lập bề ngoài. Chúng