‘ta’ hay cái ‘của ta’ nào hết''. Người đó nhìn thấy cái ‘ta’ đúng như nó trong thực
tại tự nhiên là gì. (Cái ‘ta’ trong thực tại là cái ‘ta’ giả lập, không phải cố định và
không có thực tự tính nào cả. Và đặc biệt cái ‘ta’ càng không phải là cái thân vô
thường này). Nhìn thấy cái ta qua sức mạnh của sự dính chấp thì không phải là sự
nhìn thấy đích thực. Sự dính chấp (thân kiến, ngã kiến) can thiệp vào tất cả mọi
chuyện. Thật khó để con người nhận ra thân này đúng thực nó là gì, bởi sự dính
chấp đó (upādāna) dính chặt vào tất cả mọi chuyện.
Do vậy, chúng ta đã được dạy phải suy xét điều tra để hiểu biết một cách rõ
ràng bằng trí tuệ. Điều này có nghĩa là điều tra những thứ hữu vi (sankhārā) theo
đúng bản chất đích thực của chúng. Dùng trí tuệ. Sự hiểu biết được bản chất đích
thực của các thứ hữu vi (sankhārā) chính là trí tuệ. Nếu bạn không hiểu biết bản
chất đích thực của những thứ hữu vi hay các thân hành giả lập thì chúng ta sẽ bị
chúng làm khổ, thì chúng ta phải luôn luôn chống chọi với chúng một cách khổ
sở. Vậy bây giờ tốt nhất phải làm sao: tốt nhất nên buông bỏ những thân hành
hữu vi (sankhārā) hơn là cứ cố chống chọi với chúng. Nhưng chúng ta cứ luôn
cầu xin chúng nghe theo ý ta. Chúng ta tìm mọi cách để làm cho chúng ổn thỏa
hoặc cứ ''thương lượng'' với chúng để chúng tồn tại theo ý ta. Khi thân thể bị
bệnh đau, chúng ta không muốn nó bị vậy, nên chúng ta lục lọi tìm ra mấy bài
kinh để tụng, ví dụ như kinh Bảy Yếu Tố Giác Ngộ (Bojjhango), kinh Chuyển
Pháp Luân (Dhammacakkappavattana), kinh Vô Ngã Tướng (Anatta- lakkhana),
vân vân. Chúng ta cứ tụng niệm, không muốn thân bị bệnh đau, chúng ta muốn
bảo vệ nó, muốn kiểm soát nó. Vậy là mấy bài kinh trở thành một số lễ nghi tụng
niệm huyền bí, làm cho chúng ta càng thêm lạc rối trong sự dính chấp. (Dính
chấp thân, rồi dính chấp vào sự tụng kinh nữa). Chúng ta tụng kinh vì muốn xua
đuổi bệnh tật, muốn trường thọ sức khỏe và sự sống, vân vân. Thực ra Đức Phật
đã nói ra những lời dạy để chúng ta nhìn thấy rõ ràng mọi thứ, nhưng chúng ta lại
đem những lời đó đi tụng đọc chỉ để làm tăng thêm sự ngu mờ và dính chấp mà
thôi. Rūpam aniccam, vedanā aniccā, saññā aniccā, sankhārā aniccā, viññānam
aniccam....[Sắc thân là vô thường, cảm giác vô thường, nhận thức vô thường, ý
nghĩ vô thường, tâm thức vô thường.... năm uẩn là vô thường]. Chúng ta không
nên tụng những câu này với mong muốn hết bệnh tật, nghĩ vậy và tụng vậy chỉ
làm tăng thêm sự ngu mờ vô minh mà thôi. Đó là những câu tâm niệm để nhắc
chúng ta hiểu biết sự thật của thân này, nhờ đó chúng ta có thể buông bỏ thân này
và buông bỏ sự ràng buộc dính chấp vào nó.