có sự cân bằng và bình an). Giờ Phật đã quyết tâm chọn cách sống và cách tu
mang tính cân bằng và tự nhiên khác.
Tất cả mọi khía cạnh của tự nhiên diễn tiến theo những điều kiện tác động
trợ duyên của chúng, bản thân chúng không phải là vấn đề khó khổ gì cả. Ví dụ,
bệnh tật trong thân này. Thân nếm trải sự đau đớn, bệnh yếu, sốt nóng, sốt lạnh,
vân vân. Tất cả đều xảy ra theo cách tự nhiên. Thực ra người đời lo lắng quá
nhiều cho thân thể của mình. Ai đụng đến thân họ thì biết, họ quá lo lắng cho
thân và dính chặt vào thân thể, bởi họ dính cách nhìn sai lạc về thân, do vậy
chẳng bao giờ buông bỏ được nó.
Nhìn vào cái sảnh đường này. Chúng ta xây nó lên rồi gọi đó là sảnh đường
của chúng ta, nhưng nhìn coi, thằn lằn đến ở, chuột đến ở, nhện và tắc kè cũng
đến ở; và chúng ta thường đuổi chúng đi, bởi chúng ta cứ nghĩ sảnh đường là của
chúng ta chứ không phải của tụi chuột hay thằn lằn...
Cũng giống như bệnh tật trong người. Chúng ta coi thân này là nhà của
mình, là thứ gì đó thực sự thuộc về mình. Hễ khi thân bị nhức đầu hay đau bao tử
chúng ta thấy bực tức, chúng ta không muốn thân bị đau đớn và khổ sở. Chân này
là 'chân của ta', ta không muốn nó bị thương hay bị đau; tay này là 'tay của ta', ta
không muốn có chuyện gì xảy ra với nó. Chúng ta tìm mọi cách và bằng mọi giá
để phòng vệ và chữa chạy những đau đớn và bệnh tật cho cái thân này.
Đây chính là chỗ chúng ta bị lừa và bị xa rời khỏi thực tại và sự thật. Chúng
ta chỉ là những kẻ đến ở trọ trong những thân này. Cũng như cái sảnh đường này,
nó đâu có thực là của chúng ta. Chúng ta chỉ là kẻ đến ở tạm, cũng giống như lũ
chuột, thằn lằn, tắc kè... nhưng chúng ta chẳng hề biết đúng như vậy. Thân này
cũng vậy thôi. Đúng thực Phật đã dạy rằng chẳng có một cái ‘ta’ cố định hay một
‘linh hồn’ cố định nào bên trong tấm thân này, nhưng người đời thì cứ đi nắm
chấp vào tấm thân này và coi nó là ‘của ta’, là ‘ta’, là ‘người’ này, ‘người’ nọ...
Khi cơ thể thay đổi biến đổi, chúng ta không muốn nó làm vậy. Dù ai có nói đến
bao nhiêu lần, chúng ta vẫn không muốn hiểu. Nói thẳng ra chúng ta quá ngu si.
''Đây không phải là ta'', tôi càng nói quý vị càng không nghe, quý vị càng thêm
rối tâm rối trí, và do vậy quý vị càng tu chỉ càng củng cố thêm cái ‘ta’ cái ‘ngã’
mà thôi.
Vậy đó, hầu hết mọi người không thực sự nhìn ra cái ‘ta’ đúng thực là gì.
Người nhìn thấy cái ‘ta’ đúng thực là gì là người biết rõ ''đây không phải là cái