đúng thì chỉ làm khởi sinh cái ‘ta’ tự ngã tự cao mà thôi, và đó là không biết
buông bỏ.
Đây là chỗ gây nhiều rắc rối cho nhiều người, ngoại trừ những người tu đã
hiểu biết rõ chỗ này; chỗ này là điều rất quan trọng. Họ sẽ lưu ý điều này. Khi cái
‘ta’ khởi sinh ngay khi họ nói, sự dính chấp sẽ xuất hiện ngay. Sự chấp ta có thể
bám dính trong một thời gian, có lẽ một hai ngày, hay ba bốn tháng, hay một vài
năm. Đây là loại chấp thủ bám dai. Còn loại bám nhanh thì chỉ trong chốc lát...
rồi họ buông bỏ được ngay. Sự chấp thủ khởi sinh và ngay lập tức có sự buông
bỏ, người tu có thể bắt cái tâm buông bỏ ngay tại đó.
Các thầy phải nhìn thấy hai chức năng này đang hoạt động. Chẳng hạn ngay
đây có sự dính chấp. Ngay lúc đó ai là người chống lại sự chấp thủ đó? Khi nào
bạn có một tâm tưởng bạn phải quan sát kỹ hai chức năng này đang hoạt động.
Có sự dính chấp và có người chống lại sự dính chấp. Giờ chỉ cần quan sát hai chỗ
đó. Có thể bạn sẽ dính chấp trong một thời gian dài trước khi bạn có thể buông
bỏ.
Hãy suy xét quán chiếu và đều đặn thực tập như vậy thì sự dính chấp sẽ
giảm bớt, giảm dần, giảm dần. Cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) sẽ tăng dần
trong khi cách nhìn sai lạc (tà kiến) sẽ giảm dần. Sự dính chấp bớt dần, sự không-
dính chấp tăng dần. Đây là cách xảy ra đối với mọi người tu đúng đắn. Do vậy
nên tôi mới nói các thầy phải quán xét kỹ chỗ này. Hãy học cách giải quyết vấn
đề ngay trong giây phút hiện tại, giải quyết ngay chỗ này và ngay bây giờ.