Ví dụ, bạn đã định đi lên thủ đô Bangkok ngày mai, và có người hỏi: ''Anh
sẽ đi Bangkok ngày mai phải không?''. ''Tôi hy vọng sẽ đi Bangkok ngày mai.
Nếu không bị trở ngại nào, có lẽ tôi sẽ đi''. Đây là cách nói với Giáo Pháp trong
tâm, nói với sự hiểu biết trong tâm về lẽ vô-thường, nói có hàm chứa lẽ thật, hàm
chứa tính chất vô thường thay đổi của mọi sự trên đời. Bạn không trả lời: ''Đúng,
tôi nhất định đi Bangkok ngày mai''; khi mọi thứ đều không chắc chắn. Lỡ ngày
mai bệnh thì sao? Lỡ ngày mai chuyến xe không chạy thì sao? Lỡ tối này...đổi ý
thì sao? Vậy thì đừng nên nói ‘chắc’ trước về điều gì.
Nói thêm, sự tu tập càng lúc càng trở nên tinh tế hơn. Khi các thầy không
nhìn thấy, các thầy có thể nghĩ mình đang nói đúng mặc dù mình đang nói sai và
sai lệch so với bản chất của vấn đề trong từng câu chữ. Về sự thật thì sai hết,
nhưng mình vẫn nghĩ mình đang nói đúng. Tóm lại: những gì chúng ta nói mà
làm khởi sinh khổ đau thì đó được coi là tà kiến (micchā-ditthi). Đó là sự ngu si
và vô minh.
Nhiều người tu không quán chiếu theo cách này. Cái gì họ thích họ coi là
đúng, họ chỉ tin vào bản thân mình. Chẳng hạn khi ai nhận được thứ gì, một thứ
vật gì hay một chức vụ hay một lời khen, họ nghĩ đó là tốt. Họ cho đó luôn là thứ
cố định, thường hữu. Do vậy họ nở mũi, khởi tâm tự cao tự đại, họ không còn
biết xem xét ''Ta thực sự là ai? Những thứ họ gọi 'tốt' là tốt chỗ nào? Tốt có từ
đâu? Người khác có những thứ đó không?''. Họ quên suy xét như vậy.
Phật dạy chúng ta phải đối xử bản thân một cách bình thường. Nếu chúng ta
không chịu đào sâu vào, nghiền ngẫm và nhìn vào điểm này thì nghĩa chúng ta
vẫn đang bị chìm đắm bên trong chính mình, đang chìm nghỉm trong cái ‘ta’.
Điều đó có nghĩa mọi thứ giả lập trên đời vẫn còn bị chôn chặt dưới đáy trái tim
và tâm trí của chúng ta– chúng ta vẫn không nhìn thấy bản chất thiệt của chúng,
chúng ta vẫn chìm đắm trong tiền tài, vinh danh, lời khen, khoái sướng. Do vậy
chúng ta đang thành ‘người khác’ vì những thứ đó. Khi được thứ gì, chúng ta
nghĩ mình tốt hơn, nghĩ ta là đặc biệt, và chính chỗ đó mọi sự ngu mờ si mê có
mặt.
Thực ra, sự thật đâu có gì liên quan đến con người. Chúng ta ra sao thì chỉ là
do chúng ta đang ở bên trong cảnh giới của những điều kiện tạo tác và hình tướng
giả lập của thế gian mà thôi. (Còn sự thật thì vượt ngoài thế gian. Sự thật chỉ đơn
giản là chân lý, và bên trong chân lý thì đâu có gì liên quan đến con người hay bị