LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 588

Khi tai chúng ta nghe âm thanh, cứ để nó làm việc của nó. Khi mắt chúng ta

làm chức năng của nó đối với hình sắc, cứ để nó làm việc của nó. Khi mũi làm
việc với mùi hương, cứ để nó làm. Khi thân trải nghiệm những chạm xúc, cứ để
nó làm tự nhiên. Vậy thì khổ khởi sinh từ chỗ nào? Không còn khổ chỗ nào nữa.

Tương tự, tất cả những thứ thuộc hình tướng thế gian thì cứ để nó với hình

tướng của nó. Và sự hiểu biết đúng về nó chính là sự siêu việt, là sự vượt trên
hình tướng thế gian. Chỉ cần, ta chỉ cần là cái ''người biết'' hiểu biết rõ một cách
khách quan và không dính chấp và để yên cho mọi sự diễn ra theo lý tự nhiên của
chúng. Tất cả mọi thứ chỉ là như- chúng-là.

Tất cả mọi của cải, có ai thực sự sở hữu chúng không? Cha, mẹ, anh, chị, họ

hàng của chúng ta có ai thực sự sở hữu chúng không? Chẳng ai thực sự sở hữu
thứ gì. Do đó Phật đã nói cứ để yên mọi thứ, buông bỏ tất cả. Hiểu biết chúng
một cách rõ ràng. Hiểu biết bằng cách bắt lấy chúng, nhưng không nắm giữ
chúng, không dính chấp theo chúng, không coi chúng là của mình. Sử dụng mọi
thứ theo cách có lợi lạc, chứ không nên tham nắm chúng theo cách có hại, tham
nắm chúng sẽ khởi sinh ra đủ thứ khổ.

Hiểu biết Giáo Pháp là hiểu biết theo cách như vậy. Tức là, hiểu biết theo

cách để mình chuyển hóa vượt lên khỏi khổ. Cách hiểu biết như vậy mới là quan
trọng. Hiểu biết cách chế tạo ra của cải, cách sử dụng những phương tiện, hiểu
biết tất cả những khoa học khác nhau, vân vân, đều có thể là tốt, nhưng đó không
phải là cách hiểu biết cao nhất. Giáo Pháp cần phải được hiểu biết theo cách tôi
đã giải thích ở đây. Chúng ta không cần phải hiểu biết tất cả, chúng ta chỉ cần
một chút này thôi là đủ– đó là: hiểu biết và buông bỏ.

Không phải tu đến chết chúng ta cũng chưa chuyển hóa vượt lên khỏi khổ,

không phải vậy. Bạn có thể vượt lên và giải thoát khỏi khổ ngay trong kiếp này,
bởi bạn đã biết cách giải quyết vấn đề. Bạn biết về những hình tướng giả lập bề
ngoài của mọi thứ, bạn biết về sự vượt lên khỏi chúng. Vậy phải làm ngay trong
kiếp này, làm trong khi bạn đang tu tập. Bạn sẽ chẳng tìm ra nơi nào khác để làm
điều này đâu. Đừng dính chấp thứ gì. Nắm bắt, nhưng đừng nắm giữ hay dính
chấp.

Bạn có thể thắc mắc: ''Sao ông sư này cứ nói hoài về điều này?''. Nếu không

nói hoài như vậy, làm sao tôi chỉ dạy, làm sao tôi biết nói gì, trong khi sự thật chỉ
đúng như tôi đã nói? (Lặp đi lặp lại điều sự thật cũng đâu có thừa). Mà ngay cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.