nghiệm thứ gì, quán sát nó. Sau khi quán sát nó, buông bỏ nó luôn. Tất cả mọi
đối-tượng-tâm không còn giá trị gì và không còn có thể lay động người tu. Đây là
sức mạnh của thiền tuệ minh sát (vipassanā). Lúc những đặc tính này khởi sinh
bên trong tâm người tu là đúng lúc chúng ta có thể đổi tên việc tu-tập thành việc
tu-Thiền-Minh-Sát (vipassanā)—minh sát là nhìn thấy rõ ràng thấu suốt theo
đúng sự thật. Chuyện chỉ là vậy—đó là hiểu biết đúng theo sự thật đường lối của
mọi sự. Đây là sự bình an cao nhất, sự bình an của thiền minh sát (vipassanā).
Phát triển sự bình an chỉ nhờ vào thiền định là rất, rất, rất khó; tu kiểu đó người tu
phải luôn luôn ngồi trơ như hóa đá.
Vậy khi tâm đang đạt đến sự tĩnh lặng (định) cao nhất, chúng ta phải làm gì?
Phải huấn luyện nó. Tu tập với nó. Dùng nó để quán xét. Đừng sợ thứ gì. Đừng
dính mắc. Nếu ngồi tu định đạt định để tham đắm vào những trạng thái khoái lạc
của định thì đó không phải là mục đích đích thực của cuộc tu hành. Các thầy
phải rút ra khỏi mục đích đó ngay. Phật đã nói chúng ta phải chiến đấu cuộc
chiến này, chứ không phải chỉ lo trốn tránh sau bức tường để tránh né tên đạn của
kẻ thù. Đây là lúc phải chiến đấu, chúng ta phải bước ra khỏi chỗ trốn núp.
Chúng ta không thể nằm ngủ khi đến lúc phải chiến đấu. Tu tập là phải làm như
vậy. Đừng để tâm của mình chỉ biết trốn tránh, an phận, co mình trong những
bóng tối.
Giới hạnh (sīla) và định tâm (samādhi) tạo nên nền tảng cho việc tu tập; và
điều tất yếu phải làm là tu tập phát triển hai phần đó trước khi tu tập thứ gì khác.
Các thầy phải huấn luyện chính mình, và biết điều tra suy xét dựa theo những
chuẩn mực và cách tu tập đã được truyền dạy trong chùa này.
Hy vọng là như vậy, tôi đã mô tả phát-đồ tu tập ở đây. Các thầy là những
người tu tập thì phải tránh để không bị dính vào những nghi ngờ. Đừng hoài nghi
về cách tu tập. Khi có sướng, quán sát sự sướng. Khi có khổ, quán sát sự khổ.
Sau khi đã thiết lập sự tỉnh-giác, phải nỗ lực thêm để tiêu diệt cả hai thứ đối đãi
đó. Buông bỏ cả hai. Dẹp bỏ chúng đi. Hiểu biết rõ đối-tượng-của-tâm và buông
bỏ chúng luôn. Dù ngồi thiền hay đi thiền, điều đó không là vấn đề. Nếu có suy
nghĩ gì gì, không sao hết, đừng bận tâm. Điều quan trọng là duy trì sự tỉnh-giác
của tâm liên tục trong từng giây-khắc. Nếu các thầy còn bị dính theo sự phóng
tâm này nọ, thì hãy gom tất cả chúng lại và quán xét chúng như là “một” đối
tượng, và cắt bỏ nó ngay khi nó khởi đầu—luôn tâm-niệm rằng: “Mọi ý nghĩ, ý