81
Ngồi Thiền Buổi Tối
Tôi muốn hỏi mọi người vấn đề tu tập. Mọi người đã thiền tập ở đây lâu
nay, nhưng mọi người đã biết chắc về sự tu tập chưa? Hãy tự hỏi mình: ta đã tự
tin về việc tu tập của mình hay chưa? Thời bây giờ có đủ loại thiền sư ở khắp nơi,
thiền sư là người xuất gia, có thiền sư là người thường. Tôi sợ chính điều đó làm
mọi người ở đây có nhiều nghi ngờ và không tin chắc về cách tu mà quý vị đang
tu ở đây. Đó là lý do tại sao tôi hỏi vậy. Dù có nói về Phật giáo đến đâu, không có
giáo lý nào hay hơn và cao sâu hơn bằng giáo lý của chính Đức Phật mà quý vị
đang áp dụng thực hành ở đây. Nếu quý vị có một sự hiểu biết rõ ràng về chúng,
sự hiểu biết đó sẽ giúp khởi sinh sự bình an tuyệt đối vững chắc và không lay
chuyển trong tâm và trái tim của mình.
Thiền được cho là làm cho tâm bình an, hoặc được cho là tu tập cho tâm đạt
định (samādhi). Tâm là thứ cực kỳ biến đổi và không đáng tin cậy. Từ khi tu tập
và quán sát đến giờ, quý vị có nhìn thấy điều đó không? Có ngày ngồi thiền, tâm
luôn được tĩnh lặng, còn ngày khác ngồi thiền không được tĩnh lặng chút nào –
tâm cứ cố lăng xăng chỗ khác, nó cứ lồng lộn cho đến khi chạy được. Có ngày
êm ả thiền được, có ngày lăng xăng búa xua. Đó là cách tâm thể hiện cho bạn
thấy những tình trạng khác nhau của nó. Chúng ta cần hiểu rằng tám phần của
con đường Bát Thánh Đạo (ariya Magga) hòa thành ba mảng Giới, Định, Tuệ
[sīla, samādhi, paññā]. Ba mảng tu tập gồm tám phần của con đường, hay tám
phần tu tập của con đường nằm trong ba mảng tu tập đó. Nếu ta lấy một phần tu
nào của Bát Thánh Đạo thì chắc chắn nó phải thuộc mảng Giới, hoặc Định, hoặc
Tuệ. Nếu chúng ta đưa tất cả tám phần đó vào tu tập cùng với nhau thì chắc chắn
có giới, có định, và có tuệ cùng có mặt trong tâm. Điều này có nghĩa trong việc
thiền tập tại đây và bây giờ, chúng ta đang tạo nguyên nhân cho con đường Đạo
khởi sinh một cách rất trực tiếp.
Quý vị được dạy khi ngồi thiền phải nhắm mắt để mình không phí thời giờ
nhìn những thứ xung quanh. Lý do là do Phật dạy chúng ta nên nhìn vào bên
trong để hiểu biết tâm mình. Nhìn vào tâm mình, quán sát tâm mình. Khi ta nhắm