LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 621

mắt, sự chú tâm của ta sẽ tự nhiên hướng vào bên trong tâm – nơi khởi nguồn của
những sự hiểu biết khác nhau. Đây là một cách tập luyện tâm để làm khởi sinh
trạng thái định (samādhi).

Khi ngồi nhắm mắt, hãy thiết lập sự tỉnh-giác cùng với hơi thở – chỉ chú

trọng sự tỉnh-giác vào hơi thở, không để ý thứ gì khác. Điều này có nghĩa ta đưa
tỉnh-giác vào để theo dõi hơi thở, và bằng cách duy trì sự tỉnh-giác, ta sẽ biết
được chỗ nào là điểm tập trung [tiêu điểm] của sự chánh niệm (sati), đó là tiêu
điểm của sự-biết và tiêu điểm của sự tỉnh- giác của tâm. Khi các phần [yếu tố]
của con đường [Bát Thánh Đạo] cùng làm việc với nhau, ta sẽ có khả năng quan
sát và nhìn thấy hơi thở, nhìn thấy những cảm giác, nhìn thấy tâm và những đối-
tượng-tâm (ārammana) trong thời khắc hiện tại đúng như chúng thực. Đến cuối
cùng, ta cũng biết rằng điểm đó chính là tiêu điểm của định (samādhi) và cũng là
điểm hợp-nhất của các yếu tố của con đường đạo.

Khi tu tập định tâm (samādhi), ta cố định sự chú tâm vào hơi thở và hình

dung ta đang ngồi một mình, tuyệt đối không có ai khác hay thứ gì khác quấy rầy
ta. Tập cho được cái nhận thức này trong tâm, duy trì cái nhận thức này cho đến
khi tâm hoàn toàn buông bỏ thế giới bên ngoài, tất cả những gì còn lại chỉ là sự-
biết về hơi thở đi vào và đi ra. Tâm phải dẹp bỏ thế giới bên ngoài qua một bên.
Đừng để mình bắt đầu để ý đến ai trong phòng thiền, đừng bắt đầu nghĩ về người
ngồi gần bên hay người ngồi cuối phòng thiền. Đừng để khoảng trống cho bất kỳ
ý nghĩ nào khởi sinh tạo nên sự bối rối hay khó chịu trong tâm – tốt nhất là dẹp
bỏ tất cả chúng và không dính gì đến chúng nữa. Coi như không có ai ở đó, chỉ
mỗi mình ta đang ngồi đó. Phát huy cái nhận thức đó cho đến khi tất cả ký ức,
nhận thức, và ý nghĩ liên quan đến những người khác và thứ khác đều lắng lặn
xuống, và ta không còn nghi hoài hoặc lăng xăng nghĩ gì về người khác hay thứ
gì khác xung quanh ta. Làm được như vậy thì sau đó ta có thể cố định sự chú tâm
của mình vào duy nhất hơi thở – hơi thở-vào và hơi thở-ra. Thở bình thường. Để
yên cho hơi thở-vào và hơi thở-ra tiếp tục thở một cách tự nhiên, không thúc ép
nó thở ngắn hơn hay dài hơn, mạnh hơn hay yếu hơn nhịp thở tự nhiên bình
thường của nó. Để yên cho hơi thở tiếp tục trong trạng thái bình thường và cân
bằng, và ta cứ ngồi quan sát nó đi vào và đi ra khỏi thân.

Một khi tâm đã buông bỏ tất cả những đối-tượng-tâm bên ngoài, có nghĩa là

ta không còn cảm giác bị quấy rầy bởi tiếng xe cộ hay những âm thanh khác. Ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.